Lào Cai 25° - 28°
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ TỔNG HỢP GIỮA CÁ TẦM XI-BÊ-RI VỚI CÁ HỒI VÂN TẠI XÃ BẢN KHOANG HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

Với tiềm năng về nguồn nước tự nhiên và khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Lào Cai, ngành thuỷ sản mong muốn tìm ra hướng đi về phát triển thủy sản nhằm tận dụng tiềm năng đó vẫn đang là trăn trở, nuôi đối tượng gì? phương thức nuôi như thế nào?... đ đạt hiệu quả cao và qua đó làm mũi nhọn cho nghề sản xuất thuỷ sản đ thu được hiệu quả cao nhất trên cùng diện tích canh tác, vốn đầu tư để phát triển bền vững. Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhằm giải quyết được vấn đ đó, t điều kiện tự nhiên và nhu cầu cần cung cấp lượng thực phẩm sạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh, đồng thời nhằm mở rộng mô hình đ xóa đói giảm nghèo thông qua việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất là rất cần thiết, chính vì vậy việc triển khai dự án:Ứng dụng  mô hình nuôi cá tổng hợp giữa cá tầm xi bê ri với cá hồi vân tại xã Bản KhoangHuyện SaPaTỉnh Lào Cai sẽ mở ra hướng phát triển chăn nuôi cá đặc sản chất lượng cao, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho nông dân. Mặt khác, nuôi thành công loài cá Tầm Xi-bê-ri kết hợp cá hồi vân tại Bản Khoang, Sa Pa, Lào Cai sẽ mở ra một thành công mới cho ngành thuỷ sản địa phương cung cấp loại thực phẩm cao cấp và phục vụ khách tham quan du lịch của tỉnh; tạo ra sản phẩm thuỷ đặc sản mà ít địa phương có cơ hội làm được.

Năm 2014, từ nguồn vốn của chương trình khuyến khích ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ của tỉnh Lào Cai, hộ gia đình Ông Nguyễn Thế Hải đã triển khai thực hiện dự án :Ứng dụng  mô hình nuôi cá tổng hợp giữa cá tầm xi bê ri với cá hồi vân tại xã Bản KhoangHuyện SaPaTỉnh Lào Cai với quy mô 10.000 con giống, trong đó : 5.000 con cá Hồi vân và 5.000 con cá Tầm Xi bê ri. Dự án được nhà nước hỗ trợ 70% tiền mua cá giống và được hướng dẫn và hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi. Sau thời gian thực tế nuôi khảo nghiệm là 01 năm dự án đã cho những kết quả khả quan, cá hồi và cá tầm thích nghi tốt với môi trường nuôi, tỷ lệ sống  cá hồi đạt 70% , cá tầm đạt 80%. Trọng lượng cá tầm đạt bình quân 2,5kg/con, cá hồi đạt trọng lượng bình quân 1,5kg/con, sau khi trừ các chi phí như: mua giống, đầu tư ao nuôi, thức ăn, thuốc phòng bệnh.... dự án đã cho lãi thuần hơn 800 triệu đồng/năm. Hiện chủ nhiệm dự án đã chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá cho 05 hộ gia đình người dân tộc tại địa phương, có lao động làm tại trang trại nuôi của chủ dự án, với 600m2 mặt ao, 2000 con giống cá tầm Xi-bê-ri và 4000 con giống cá hồi vân. và một số điểm lân cận khác khác.

Dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm cá tầm Xi-bê-ri cung cấp cho các nhà hàng đặc sản, phục vụ khách du lịch trong, ngoài tỉnh đến Lào Cai. Mô hình nuôi  cá tổng hợp giữa cá hồi vân và cá tầm Xi-bê-ri thương phẩm có hiệu quả kinh tế nổi trội so với các đối tượng nuôi khác, là cơ sở để khai thác tốt điều kiện tự nhiên của tỉnh, huyện tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi vùng cao, vùng sâu tỉnh Lào Cai theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Kết quả thu được từ dự án sẽ được nhân rộng với quy mô lớn hơn trong những lứa và những năm tiếp theo. Các mô hình  nuôi thương phẩm sẽ được phát triển rộng trong sản xuất, tạo thành một hướng mới cho các vùng lân cận có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đồng.

Thành công của dự án là cơ sở mở rộng ra các điểm khác trên địa bàn huyện Sa Pa cũng như toàn tỉnh, góp phần giúp các hộ nông dân có thêm nghề mới để xóa đói giảm nghèo, đồng thời đáp ứng dần nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trong ngoài tỉnh, là một trong những thế mạnh thu hút khách du lịch đến Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung./.

Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập