Lào Cai 28° - 30°
HỘI NGHỊ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2024

    Từ ngày 29 - 30/3 diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) và các sự kiện bên lề năm 2024 nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động SHTT ở các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước. Tham dự Hội nghị sẽ có đại diện Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành có liên quan, trường đại học, viên nghiên cứu, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp (SHCN) và đại biểu đến từ 63 Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trên toàn quốc.

anh tin bai

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục SHTT Lưu Hoàng Long, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo các Sở KH&CN và các đoàn tham dự Hội nghị

    Tại hội nghị lần này các nội dung được đề cập khá toàn diện, bao gồm: (1) Đánh giá kết quả triển khai hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước năm 2023 và định hướng nhiệm vụ năm 2024; (2) Thảo luận và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc trong hoạt động sở hữu công nghiệp và sáng kiến ở Trung ương và địa phương; (3) Giới thiệu một số quy định mới trong pháp luật sở hữu công nghiệp của Việt Nam và tình hình hoạt động sở hữu công nghiệp trên thế giới; (4) Báo cáo và thảo luận về các giải pháp hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tại Việt Nam; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; đề xuất về quản lý hoạt động sáng kiến; sở hữu trí tuệ với công tác bảo hộ, quản lý và phát triển sản phẩm OCOP… Đồng thời cũng cần thẳng thắn đánh giá, bối cảnh hiện tại đang đặt ra nhiều yêu cầu hơn với hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trong thời gian tới . Nhiều hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ phải đổi mới để nâng cao hiệu quả như: chất lượng xử lý đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp; công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp; hiệu quả của hoạt động quản lý tài sản trí tuệ sau khi được bảo hộ, đặc biệt là đối với các sản phẩm chủ lực, tiềm năng của các địa phương…

    Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị đều quan tâm đến nội dung: Các hoạt động hỗ trợ xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương được đẩy mạnh; số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được xử lý tăng so với năm 2022…. Hoạt động hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ quan tâm. Đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn. Trong thời gian gần đây, số lượng đăng ký sở hữu công nghiệp tăng lên đáng kể đã góp phần nâng cao giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội …

anh tin bai

Đại biểu thảo luận tại Hội nghị

    Thông qua Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024, kỳ vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các đại biểu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương để có những định hướng phù hợp trong tham mưu đề xuất chính sách, xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động về sở hữu trí tuệ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

    Trong khuôn khổ Hội nghị diễn ra chuỗi các sự kiện: Hoạt động triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương được bảo hộ quyền SHTT; khảo sát thực tế hoạt động SHTT tại một số đơn vị điển hình của thành phố Hà Nội./.                 

                                                                                                                Dttnga-skhcn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập