Lào Cai 28° - 30°
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

      Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục định hướng nhận thức rõ hơn mô hình kinh tế tổng quát này:

      Về đặc điểm, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có các đặc điểm: Vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.


Cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

      Về vai trò của thị trường, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Đây là nhận thức mới về vai trò của thị trường đối với sự phát triển của nền kinh tế, là sự tiếp nhận đầy đủ tri thức của nhân loại về mô hình phát triển kinh tế.

      Về xu hướng phát triển, Đảng khẳng định: Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Có nghĩa là nền kinh tế thị trường ở nước ta phải bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại, chứ không đi tuần tự, từ giai đoạn sơ khai, rồi qua các giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta tiếp thu đầy đủ mặt tích cực của kinh tế thị trường để phát triển đất nước.

      Về định hướng XHCN của nền kinh tế được thể hiện qua các nội dung: Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường; Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

      Không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, sau 30 năm đổi mới, Đảng ngày càng nhận thức đầy đủ về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần. Lần đầu tiên, Đảng khẳng định: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy đổi mới của Đảng.

      Những nhận thức trên đây về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là kết quả tổng kết chặng đường đổi mới suốt 30 năm qua. Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH này vừa tiếp thu, phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường, với tư cách là sản phẩm trí tuệ của nhân loại; vừa góp phần hạn chế mặt trái, tiêu cực vốn có của kinh tế thị trường thông qua vai trò quản lý, điều tiết, kiến tạo của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giúp cho đất nước phát triển ổn định, tiến tới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều này khẳng định, Đảng không bảo thủ và lý luận không phải là bất biến, cần được bổ sung, phát triển thông qua tổng kết thực tiễn.


Nguyễn Thắng-QLCN&TTCN
Theo: http://baolaocai.vn/

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập