Lào Cai 25° - 26°
Chất gì trong cây Nhọ nồi giúp cầm được máu?
anh tin bai

Trong cây Nhọ nồi có một số thành phần hóa học như: tinh dầu, tanin, caroten, chất đắng và ancaloit gọi là ecliptin. Trong một vài tài liệu cho rằng, trong cỏ Nhọ nồi có chứa chất wedelolacton - một chất curmarin lacton và tách được flavonozit cũng như demetylwedelacton. Giống như vitamin K, cỏ nhọ nồi có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, có hiệu quả trong cầm máu, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm.

 


Theo Đông y, cây nhọ nồi cầm máu là thảo dược có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào hai kinh thận và can. Do đó, nó có tác dụng thanh can nhiệt, bổ thận âm, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng để chữa can thận âm kém, tình trạng xuất huyết nội tạng như chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao và cây nhọ nồi chữa chảy máu cam. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng đối với các bệnh như: Viêm gan mạn, kiết lỵ, chấn thương, sưng tấy lở loét, mẩn ngứa ở ngoài da, rong kinh, trĩ ra máu, chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Nhọ nồi không làm huyết áp tăng lên, không giãn mạch và không độc.

Gần đây, các ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng nhanh. Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 4/7/2022, cả nước ghi nhận khoảng 92.000 ca sốt xuất huyết và 36 trường hợp tử vong. Theo nghiên cứu, chất tanin trong Nhọ nồi có tác dụng làm tăng tốc độ đông máu nên cây cỏ Nhọ nồi có tác dụng cầm máu, được sử dụng rất tốt trong điều trị sốt xuất huyết. Bình thường, người bị sốt xuất huyết giai đoạn đầu có thể dùng cỏ nhọ nồi giã ra uống, nhưng để tác dụng tốt hơn có thể kết hợp với các loại vị thuốc khác.

Ở góc độ cách sử dụng sao cho hiệu quả, các chuyên gia về y học cổ truyền cho hay, khi dùng cỏ Nhọ nồi cần chú ý đến cách chế biến mới có hiệu quả cao. Như, cỏ Nhọ nồi khô chỉ sắc uống, còn Nhọ nồi tươi chỉ giã lọc lấy nước cốt uống. Không dùng cỏ Nhọ nồi để nấu canh ăn như nhiều người đang làm. Bởi cách này không những làm mất tác dụng của vị thuốc mà khả năng thanh nhiệt sẽ giảm. Phần bã của cây tươi có thể đắp lên trán hoặc cơ thể nhằm làm mát…

Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng, cỏ Nhọ nồi tươi có tác dụng thanh nhiệt còn khi xuất huyết lại dùng cỏ Nhọ nồi khô đun lên lấy nước uống để cầm máu. Hai tác dụng này của cỏ Nhọ nồi tương đối khác nhau, vì thế dùng đúng cách, đúng lúc là rất cần thiết.

Nhọ nồi là cây cỏ nhưng đây là vị thuốc nên muốn sử dụng hiệu quả tốt nhất kết hợp cùng các vị thuốc khác thành bài thuốc. Ngoài ra, do thanh nhiệt nên chỉ dùng với tác dụng thanh nhiệt khi sốt, nếu hết sốt cần giảm liều hoặc dừng uống. Bởi, nếu lạm dụng thanh nhiệt có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng cơ thể, tăng hàn từ đó gây ra tiêu chảy.

Lương Thu Giang

Theo: https://www.vista.gov.vn/

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập