Lào Cai 26° - 27°
Thông tin hoat động

99% doanh nghiệp ngành Công Thương tham gia Chương trình 712

đạt hiệu quả cao

 

Dẫn đầu chương trình 712

Sự kiện nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện gần 10 của Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngành Công Thương (gọi tắt Dự án) thuộc Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Quyết định số 712/QĐ-TTg (gọi tắt Chương trình 712); tôn vinh, ghi nhận đóng góp của các tập thể, cá nhân trong quá trình triển khai Dự án; đồng thời cũng là cơ hội để Bộ Công Thương được lắng nghe những sáng kiến, ý tưởng cho hoạt động triển khai Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.

Thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được xác định là một trong những nhân tố quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và mục tiêu hướng tới của quá trình tái cơ cấu toàn nền kinh tế cũng như trong từng ngành, lĩnh vực.

Cùng với quá trình tái cơ cấu các ngành sản xuất công nghiệp, ngành Công Thương đã đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó giúp tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong năng suất và chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Cao Quốc Hưng cho biết - hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang đứng trước những yêu cầu và thách thức trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh để tận dụng và nắm bắt các cơ hội phát triển mới.

Đó là cơ hội đến từ những hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là các Hiệp định thương mại hết sức quan trọng mà Viện Nam vừa ký kết như CP-TPP, EVFTA, …; đó là cơ hội đến từ dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đang vào Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng; đó là cơ hội khi xu hướng phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ từ cuộc CMCN4.0… Để nắm bắt và hiện thực hóa các cơ hội trên cần sự chủ động, tích cực của các doanh nghiệp, sự chung tay, vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Được đánh giá là Dự án đạt kết quả tốt nhất trong các bộ, ngành tham gia Chương trình 712 do Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối, sau 8 năm triển khai, Dự án đã huy động được sự tham gia của nhiều đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và năng lực chuyên sâu trong và ngoài bộ, từ các trường, viện nghiên cứu, tới các hiệp hội ngành nghề và đặc biệt là các đơn vị tư vấn có uy tín trong lĩnh vực cải tiến về năng suất chất lượng.

 Đặc biệt, Dự án cũng đã xây dựng 468 mô hình điểm, tập trung vào 08 các ngành công nghiệp ưu tiên theo Quyết định 604. Các doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng các công cụ, hệ thống có tính nền tảng như 5S, Kaizen, ISO 9001, ISO 14001.

Tiếp theo, Dự án cũng hướng tới việc hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng công cụ, mô hình có tính tích hợp và các hệ thống quản lý theo yêu cầu đặc thù của sản phẩm, lĩnh vực cũng như các nhà cung cấp như: tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 áp dụng cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp ô tô; tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA8000 …

Trước xu hướng phát triển nhanh chóng của cuộc CMCN4.0, Dự án đã từng bước xây dựng các mô hình điểm về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống quản trị thông minh, từng bước tiến tới phát triển sản xuất thông minh trong các doanh nghiệp của ngành.

Các mô hình điểm đã trở thành những ví dụ trực quan sinh động về hiệu quả của Dự án trong việc nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.

“99% doanh nghiệp (DN) đánh giá các mô hình thí điểm có hiệu quả, 95% doanh nghiệp tiếp tục duy trì các mô hình điểm sau khi Dự án kết thúc, trong đó có 23,4% các doanh nghiệp mở rộng phạm vi áp dụng là nhưng con số biết nói về hiệu quả, tính bền vững và lan tỏa từ các mô hình điểm của Dự án”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết.

Bên cạnh đó, Dự án đã góp phần nâng cao năng lực tự thực hiện các hoạt động cải tiến tại doanh nghiệp, giúp xây dựng đội ngũ cán bộ làm năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp.

98% DN đánh giá hiệu quả của mô hình tốt nhất trong đào tạo năng lực thực hiện mô hình. Bên cạnh đó, các Chương trình đạo tạo chuyên gia và cán bộ thực hành cải tiến đã giúp hình thành nên mạng lưới để hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong mục tiêu nâng cao năng lực và sức cạnh tranh.

Sẵn sàng những mục tiêu lớn

Với những kết quả triển khai Dự án trong giai đoạn 2012 – 2020, Bộ Công Thương đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao xây dựng và triển khai Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.

Trong giai đoạn tiếp theo, các hoạt động của Chương trình sẽ tiếp cận một cách toàn diện để giải quyết vấn đề năng suất và cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp; trong đó, ở phạm vi doanh nghiệp, các hoạt động triển khai sẽ gắn với toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như vòng đời sản phẩm, tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ quản trị gắn với công nghệ sản xuất và từng bước thực hiện chuyển đổi số; đồng thời phát triển hệ sinh thái hỗ trợ hoạt động cải tiến năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp.

“Cùng với việc đẩy nhanh việc báo cáo Thủ tướng và triển khai Chương trình trong giai đoạn tiếp theo, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tập trung vào nâng cao năng lực thực hiện các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng của các doanh nghiệp, tiếp tục triển khai việc hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm áp dụng áp dụng một cách toàn diện các công nghệ quản trị cũng như nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, đặc biệt gắn với việc ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số; phát triển hệ sinh thái phục vụ hoạt động đổi mới, phát triển sản phẩm, công nghệ cho các doanh nghiệp”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cũng đề nghị các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ cần sớm xây dựng và triển khai các Kế hoạch/Chương trình cụ thể về thúc đẩy cải tiến năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp trong ngành, trong đó, phải đưa ra được chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể trong thời gian tới liên quan tới vấn đề năng suất, chất lượng từ đó định hướng những ưu tiên về đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, các cộng đồng doanh nghiệp cần ưu tiên đến vấn đề đổi mới công nghệ, thiết bị, quy trình quản lý nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

Đối với các viện, trường, đơn vị nghiên cứu, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thì cần tăng cường năng lực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động này thông qua đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực và đội ngũ chuyên gia…

Tại sự kiện này Bộ Công Thương cũng đã ghi nhân và tôn vinh những thành tích xuất sắc của các cá nhân và tổ chức đã tham gia và góp phần quan trọng vào những thành công của Dự án trong giai đoạn 2012 – 2020.

 

Nguyễn Thị Thu Thủy – Chi cục TCĐLCL

                                                                                                                                                                                                Nguồn: congthuong.vn 

 

Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập