Kết quả chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024.
Theo báo cáo số 42/BC-SNV ngày 25/4/2025 của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai, chỉ số SIPAS năm 2024 tỉnh Lào Cai đạt 84,92%, đứng thứ 19/63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 12/37 tỉnh loại II, đứng thứ 5/14 tỉnh miền núi phía Bắc. Chỉ số SIPAS được tính toán, tổng hợp từ 486 phiếu điều tra xã hội học phân bổ đều cho 3 huyện, thành phố (thành phố Lào Cai - trung tâm hành chính công của tỉnh; huyện Bảo Thắng - huyện loại I; huyện Mường Khương - huyện loại II là các huyện ít bị ảnh hưởng nhiều của bão Yagi).
Năm 2024, việc đo lường sự hài lòng của người dân tập trung lắng nghe nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, mức độ mong đợi của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân và đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công nói chung dựa trên tri thức, trải nghiệm của người dân.
Bộ phận giao dịch một cửa của các đơn vị, địa phương được bố trí thân thiện với người dân
Nhận định, đánh giá của người dân đối với chính sách của cơ quan nhà nước được thực hiện với 09 nhóm tiêu chí bao gồm: phát triển kinh tế; khám, chữa bệnh; giáo dục phổ thông; nước sinh hoạt; điện sinh hoạt; giao thông đường bộ; nước sinh hoạt ở địa phương; an sinh, xã hội; cải cách hành chính. Trong đó được người dân quan tâm là các chính sách về trật tự an toàn xã hội có tỉ lệ 80,87%, tiếp theo là điện sinh hoạt là 80,42%; chính sách về khám, chữa bệnh là 80,03%;
Đo lường nhận định, đánh giá của người dân được thực hiện với 8 nhóm tiêu chí: Mức độ quan tâm theo dõi của người dân đối với các chính sách công; Kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách công; Mức độ phù hợp của các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân; Mức độ người dân sẵn sàng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công; Cảm nhận của người dân về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; Cảm nhận của người dân về tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; Mức độ phù hợp của các hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp đối với người dân; Sự trải nghiệm của người dân về chính sách công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.
Đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện thông qua 2 nội dung, gồm: Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công (Đạt 85,12% xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố); Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công (đạt 84,63% , xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố).
Đo lường nhu cầu, mong đợi của người dân gồm 10 tiêu chí phản ánh các khía cạnh quan trọng của việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và cung ứng dịch vụ hành chính công.
Họp thôn là kênh thông tin phổ biến để người dân theo dõi các chính sách của cơ quan Nhà nước
Các kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách của cơ quan nhà nước là qua họp, sinh hoạt, thông báo tại khu dân cư (66,74% số người trả lời phiếu); qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí (40,17%); qua mạng xã hội, internet là 37,87%; còn lại là qua các kênh thông tin khác.
Thông qua chỉ số SIPAS năm 2024 sẽ giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, cấp ủy, chính quyền các cấp có thêm thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh nói chung và việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nói riêng, cũng như giúp các cấp chính quyền ở địa phương nắm bắt được thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cũng như sự mong đợi của người dân, tổ chức; giúp người dân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công dễ dàng hơn, được phục vụ tốt hơn trong quá trình giải quyết công việc và nhận được kết quả dịch vụ công có chất lượng cao hơn; người dân, tổ chức hài lòng hơn, tin tưởng hơn đối với cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền địa phương;