Lào Cai 23° - 25°
Chuẩn hóa an toàn cho sản phẩm chiếu sáng LED, hướng đến sản xuất sạch và hội nhập quốc tế
Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiến hành lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo QCVN 19:2025/BKHCN về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và tương thích điện từ đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED. Quy chuẩn này được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng, độ an toàn và khả năng tương thích điện từ của các thiết bị chiếu sáng LED – loại sản phẩm đang ngày càng phổ biến trong đời sống sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

Phạm vi và đối tượng áp dụng

Dự thảo quy chuẩn áp dụng đối với các loại bóng đèn LED tích hợp, bóng LED hai đầu thay thế đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn LED thông dụng cố định, lắp chìm, đèn di động… Tuy nhiên, quy chuẩn này không áp dụng cho các loại đèn LED chuyên dụng như đèn chiếu sáng công cộng, hay trong công trình chiếu sáng đường giao thông, trung tâm đô thị.

Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm LED quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật này, các tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan khác.

Các yêu cầu chính

Dự thảo QCVN 19:2025/BKHCN quy định rõ hai nhóm yêu cầu kỹ thuật: Về độ an toàn, sản phẩm LED phải đáp ứng tiêu chuẩn về cấu tạo, vật liệu, khả năng lắp lẫn, chống rò rỉ điện được viện dẫn từ các tiêu chuẩn quốc gia như TCVN 7722- 1:2017, TCVN 11846:2017, TCVN 7722-1:2017; Các sản phẩm chiếu sáng LED phải bảo đảm nhiễu điện từ (EMI) và miễn nhiễm điện từ (EMS) khi hoạt động trong môi trường có tác động điện từ, dựa trên tiêu chuẩn TCVN 7186:2018 và TCVN 12679:2019 trong phụ lục A.

Dự thảo QCVN 19:2025/BKHCN quy định rõ hai nhóm yêu cầu quản lý: Về công bố hợp quy, các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật này phải công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường. Về kiểm tra chất lượng hàng hoá, các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất trong nước và nhập khẩu phải thực hiện việc công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN. Các sản phẩm LED nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá theo các quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.

Hướng dẫn chứng nhận hợp quy

Bước 1: Quy trình chứng nhận hợp quy

Tổ chức chứng nhận phải xây dựng quy trình chứng nhận dựa trên các yêu cầu của các tài liệu sau:

  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
  • Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
  • TCVN ISO/IEC 17067:2015 Đánh giá sự phù hợp – Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm và hướng dẫn về chương trình chứng nhận sản phẩm
  • TCVN ISO/IEC TR 17026:2016 Đánh giá sự phù hợp - Ví dụ về chương trình chứng nhận sản phẩm hữu hình

Bước 2: Giám sát sau chứng nhận

Tổ chức giám sát đột xuất: Khi có khiếu nại hoặc phát hiện hàng hóa trên thị trường có vấn đề về chất lượng, tổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh giá giám sát đột xuất bằng cách lấy mẫu tại kho của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc lấy mẫu trên thị trường.

Bước 3: Đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận

Khi có bằng chứng vi phạm (sản phẩm không phù hợp, không thực hiện đúng nghĩa vụ...), tổ chức chứng nhận có thể đình chỉ giấy chứng nhận (tối đa 3 tháng), huỷ bỏi hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận.

Khi bị đình chỉ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải ngừng đưa sản phẩm vi phạm ra thị trường, thực hiện biện pháp xử lý toàn bộ sản phẩm không phù hợp đã lưu thông.

Bước 4: Thử nghiệm điển hình và xem xét kết quả thử nghiệm điển hình

Xác định họ sản phẩm và chọn mẫu đại diện theo hướng dẫn tại Phụ lục C. Sau đó, xem xét kết quả thủ nghiệm điển hình, đảm bảo các tiêu chí:

  • Kết quả thử nghiệm kỹ thuật theo đúng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Ảnh màu sản phẩm (bên ngoài, bên trong, nhãn) thể hiện rõ hình dạng, kết cấu, phân bố và chi tiết linh kiện quan trọng.
  • Danh mục linh kiện chính gồm tên, mã hiệu, thông số kỹ thuật, dấu chứng nhận và số giấy chứng nhận (nếu có).
  • Mô tả chi tiết khác biệt giữa các kiểu trong cùng họ sản phẩm, và giải thích lý do chọn mẫu đại diện để thử nghiệm.
  • Trường hợp sử dụng kết quả từ đơn vị thử nghiệm được chỉ định hoặc công nhận, tổ chức chứng nhận phải đánh giá sự đầy đủ và phù hợp với tiêu chuẩn.
  • Chứng nhận lần đầu bắt buộc phải có kết quả thử nghiệm điển hình đầy đủ.
  • Chứng nhận lại, nếu không thay đổi thiết kế/kết cấu/linh kiện thì không cần thử nghiệm lại.
  • Trách nhiệm thông báo thay đổi về thiết kế, kết cấu, linh kiện thuộc về tổ chức/cá nhân được chứng nhận.

Việc ban hành QCVN 19:2025/BKHCN không chỉ là bước tiến trong quản lý chất lượng sản phẩm LED, mà còn là nền tảng thúc đẩy sản xuất sạch, bền vững và hiện đại hoá ngành chiếu sáng tại Việt Nam. Đây là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp chủ động tiếp cận, chuyển đổi công nghệ và tuân thủ các tiêu chuẩn mới, từ đó tạo ra những sản phẩm không chỉ đạt chuẩn trong nước mà còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Xem chi tiết: Tải về

Linh Giang
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập