Lào Cai 26° - 27°
Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2022: Cần định hướng phát triển cả ở Trung ương và địa phương

Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2022 được tổ chức nhằm tập trung làm rõ những kết quả đạt được và nhận dạng những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và định hướng hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2022.

Có thể thấy, năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở cả Trung ương và địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực; ngày càng gắn kết với hoạt động chung của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành và địa phương. Sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.

Công tác xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được thực hiện đúng tiến độ đề ra; việc triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã giúp nâng cao vai trò, vị thế của KH&CN ở bộ, ngành và địa phương.

hoi nghi so huu tri tue

 

Dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch COVID-19 và giãn cách xã hội nhưng lượng đơn sáng chế và kiểu dáng công nghiệp vẫn tăng khá cao (tương ứng là 9,1% và 11,9%) so với năm 2020; kết quả xử lý đơn sở hữu công nghiệp tăng 3,8%, trong đó kết quả xử lý đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 6,3%. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về sở hữu công nghiệp tăng 29% và các loại đơn/yêu cầu liên quan đến văn bằng bảo hộ tăng trên 15%.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 đã được ban hành theo hướng lồng ghép sở hữu trí tuệ trong từng lĩnh vực kinh tế-xã hội. Do đó, quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ là một trong những hoạt động quan trọng, đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình thực hiện.

Năm 2021, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở cả Trung ương và địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần phải được xem xét, giải quyết để có được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Với những thành tựu đã đạt được, cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc thiết lập những cơ chế, chính sách có liên quan, lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ có những bước phát triển mới và có tính đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả “Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030”.

Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng lồng ghép SHTT trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm xây dựng và phát triển được một số ngành kinh tế thâm dụng tài sản trí tuệ.

Quản lý nhà nước về SHTT là một trong những hoạt động quan trọng, đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình thực hiện mục tiêu đó. Để hoạt động này ngày càng có hiệu quả và phát huy vai trò thì việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo là việc làm hết sức cần thiết.

vhquang-skhcn

Theo sohuutritue.net.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập