Lào Cai 28° - 30°
Thành công của nhiều doanh nghiệp (DN) với mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp cơ chế hợp tác công - tư cho thấy, nông nghiệp vẫn là “mảnh đất vàng”.
Bằng cách nhập khẩu toàn bộ bí quyết công nghệ cùng kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel, xây dựng nhà máy chế biến sữa công nghệ hiện đại nhất thế giới, Tập đoàn TH đã chứng minh hiệu quả bất ngờ khi đầu tư vào nông nghiệp. Giá trị canh tác mỗi năm của vùng đất Nghĩa Đàn (Nghệ An) trước đây chỉ khoảng 50- 70 triệu đồng/ha, sau khi Tập đoàn TH trồng cao lương, ngô chất lượng cao… đã tăng lên hơn 20 lần (từ 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha). Chỉ sau 2 năm hoạt động, TH True Milk đã đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng, nộp thuế 205 tỷ đồng. Theo kế hoạch, sau 7 năm hoạt động, đến năm 2017, Công ty đạt doanh thu 23.000 tỷ đồng - mức tăng trưởng trong mơ với ngay cả các DN trong những lĩnh vực được coi là “béo bở”.

Không chỉ Tập đoàn TH, nhiều DN khác cũng đã thành công trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh công nghệ cao tại Hà Nội, Đà Lạt, TP.HCM đã mang lại cho người dân thu nhập từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

 

 

Mô hình trồng hoa Lili trong nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Tại Diễn đàn Đối thoại chính sách về “Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thông qua đối tác công tư” được tổ chức cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát khẳng định, Bộ luôn coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao là yếu tố thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

 

“Tôi hy vọng, sẽ có sự tham gia tích cực hơn của nhiều DN, đặc biệt là DN tư nhân, DN FDI vào lĩnh vực này. Thời gian tới, Bộ cũng sẽ thúc đẩy mô hình hợp tác công tư để ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hiệu quả”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh. Nhà nước cần vào cuộc Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao có tiềm năng thu lợi rất lớn. Tuy vậy, đây cũng được coi là yếu tố “cách mạng” trong sản xuất nông nghiệp, đồng nghĩa với đòi hỏi DN và các địa phương phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là vốn, tư duy và quỹ đất.

 

PGS-TS. Nguyễn Đăng Vang, Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia cho rằng, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó, chính sách tín dụng với nông nghiệp ở nước ta chưa rõ ràng khiến DN và nông dân rất khó tiếp cận vốn.

 

Đồng tình với ý kiến này, bà Thái Hương kiến nghị thêm, Chính phủ cần ban hành những chính sách khác biệt trong vòng 3-5 năm để khích lệ DN đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Chính quyền các địa phương cũng phải coi đây là cuộc cách mạng công nghệ cao để vào cuộc mạnh mẽ cùng nhà đầu tư, phải hỗ trợ để bàn giao cho DN ít nhất 70% đất sạch để thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cần ban hành quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm hàng hóa nông nghiệp công nghệ cao, tạo lợi thế cạnh tranh cho DN để khuyến khích đầu tư.

 

Về phía chính quyền địa phương, ông Phan Đình Trạc, Bí thư tỉnh Nghệ An khẳng định, đưa được DN vào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết 5 vấn đề: vốn cho sản xuất nông nghiệp; đầu ra cho sản phẩm; đào tạo tay nghề cho nông dân; hạn chế tác hại của thiên nhiên; giúp nông dân yên tâm định canh định cư, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để thu hút được DN đầu tư vào lĩnh vực này, phải làm được ba việc chính: tạo quỹ đất lớn và tập trung cho DN; dẹp bỏ được tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi; xóa bỏ lối canh tác “ăn xổi”. Kinh nghiệm tạo quỹ đất lớn của Nghệ An là khuyến khích hình thức cho thuê quyền sử dụng đất dài hạn.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập