Kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm năm 2016
1. Công tác chỉ đạo,
điều hành
Tỉnh ủy ban hành Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kết luận số 71-KL/TU ngày 24/3/2016
về cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020. UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2015; đề ra nhiệm vụ và giải
pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình giai đoạn 2016 - 2020; đánh giá
kết quả năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016; tuyên dương, khen thưởng các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng
nông thôn mới năm 2015.
Tổ chức các đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá việc
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại một số huyện, xã. Chỉ đạo các
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và
cả giai đoạn 2016 - 2020; Tổ chức phát động làm đường giao thông nông thôn, vệ
sinh môi trường, phát triển sản xuất...
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững năm 2016; xây dựng kế
hoạch, chương trình công tác, quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo, giai đoạn 2016 -
2020; Quyết định kiện toàn phân công lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các
Công ty, Doanh nghiệp, Ngân hàng giúp đỡ các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào
Cai, giai đoạn 2016 - 2020.
Ban hành Bộ Tiêu chí “Thôn nông thôn mới” và “Thôn kiểu
mẫu”; ban hành Quyết định quy định về phong trào thi đua "Lào Cai xây dựng
nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016-2020
Phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư phát
triển, vốn sự nghiệp thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016.
Ban hành kế hoạch, phân bổ danh mục, kinh phí cho các xã
đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2016; các văn bản chỉ đạo các
huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh tập trung triển khai thực
hiện chương trình.
2. Công tác tuyên
truyền, vận động
Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 70/KH-BCĐ ngày
16/3/2016 về tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn
2016-2020, đồng thời chỉ đạo các cơ quan trong khối tuyên truyền, tăng
thời lượng các tin bài, phóng sự về các hoạt động xây dựng nông thôn
mới của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt trận Tổ quốc tỉnh
phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh” với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như: Đoàn kết tham gia phát
triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo
sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; đoàn kết chấp hành pháp luật,
đảm bảo an ninh trật tự xã hội; bảo vệ môi trường…; các sở, ban, ngành, đoàn
thể tỉnh đã chủ động đồng loạt tổ chức các hoạt động thiết thực tại
các huyện, các xã để vận động, tuyên truyền nhân dân hưởng ứng làm đường
giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, đào hố rác, xây dựng mô hình nhà
sạch, vườn đẹp,...; các mô hình làm đường giao thông nông thôn, hiến đất làm
trường học, cá nhân tiêu biểu trong các mô hình phát triển sản xuất. Các tin,
bài trên được phát bằng tiếng Việt và được biên dịch ra tiếng Mông, Dao, Dáy
phát sóng trên phát thanh, truyền hình Lào Cai.
Ngoài ra, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đã in ấn và
phát hành 2.000 cuốn bản tin tuyên truyền nông thôn mới cho Ban Chỉ đạo các cấp
về công tác lãnh, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, gương người tốt việc tốt,
các hoạt động tại cơ sở để cho cán bộ, nhân dân biết hưởng ứng thực hiện.
3. Kết quả thực hiện
05 nhiệm vụ trọng tâm
3.1. Phát triển sản
xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt
trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới; 6 tháng đầu năm
2016 sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn, như rét đậm, rét hại, kèm
theo mưa tuyết trên diện rộng, cùng với thời tiết khô hanh đã ảnh hưởng lớn đến
tình hình sản xuất, nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song, dưới sự chỉ đạo
quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, cùng với sự cố gắng của các cấp, các
ngành và của bà con nhân dân trong tỉnh khẩn trương khắc phục hậu quả, hạn chế
thiệt hại. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt
2.344.181 triệu đồng, bằng 102,5% so CK (theo giá so sánh 2010), trong đó: Giá
trị ngành nông nghiệp đạt 2.071.664 triệu đồng, bằng 104% so CK (gồm sản xuất
trồng trọt 1.198.796 triệu đồng, chăn nuôi 848.563 triệu đồng, dịch vụ nông
nghiệp 24.285 triệu đồng); giá trị ngành lâm nghiệp đạt 176.126 triệu đồng,
bằng 81% so CK (gồm trồng và nuôi rừng 50.191 triệu đồng, khai thác gỗ và lâm
sản 89.021 triệu đồng, dịch vụ lâm nghiệp 36.914 triệu đồng); giá trị ngành
thủy sản đạt 96.391 triệu đồng, bằng 125,3% so CK (gồm khai thác thủy sản 663
triệu đồng, nuôi trồng thủy sản 94.947 triệu đồng, sản xuất giống thủy sản 781
triệu đồng). Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường tạo sản phẩm an
toàn thông qua việc kiểm soát tốt các khâu trong quá trình sản xuất hoặc các
chương trình sản xuất chè, rau,... theo tiêu chuẩn VietGAP; các mô hình liên
kết sản xuất và sản xuất theo chuỗi tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tiếp tục
phát triển ổn định, như vùng chuối, dứa, lúa chất lượng,...; các công tác
khuyến nông, cung ứng vật tư nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, phòng chống thiên
tai được thực hiện tốt, đảm bảo yêu cầu cho phục vụ sản xuất và kế hoạch đặt
ra.
Nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, nâng
cao thu nhập cho người dân, ngành nông nghiệp đã tích cực chỉ đạo các địa
phương trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước
đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh: toàn tỉnh hiện có khoảng 415,6 ha
diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó: 14,6 ha rau;
65,6 hoa; 22,8 ha dược liệu; 287,6 ha cây ăn quả (cây ăn quả ôn đới 5,6 ha,
nhiệt đới 282 ha) và 25 ha chè. Hiện nay, các huyện, thành phố đang tiếp tục
triển khai thực hiện phấn đấu hết năm 2016 đạt 590 ha diện tích sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3.2. Xây dựng đường
giao thông nông thôn gắn với duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng
nông thôn sau đầu tư
Để triển khai thực hiện phong trào thi đua làm đường giao
thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2016, UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch số 37/KH-UBND ngày 05/02/2016 về việc tổ chức thực hiện Lễ ra quân xây
dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đầu năm 2016.
Phong trào thi đua được nhân dân các địa phương nhiệt tình hưởng ứng và tổ Lễ
ra quân thiết thực, hiệu quả theo đúng kế hoạch.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã triển khai thực
hiện được 171,04 km đường giao thông nông thôn (tăng 8,2 km so với cùng kỳ),
trong đó bê tông xi măng là 89,17 km, (tăng 2,1 km so với cùng kỳ); 38,22 km
rải cấp phối (tăng 4,1 km so với cùng kỳ); 43,65 km đường mở mới (tăng 02 km so
với cùng kỳ); Lũy kế đến nay toàn tỉnh thực hiện được 2.654,17km, bao gồm:
Đường BTXM 1.437,57 km; đường cấp phối (CP) 658,65 km; mở mới (MM) 557,95 km.
Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn đã được
các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là vai trò chỉ đạo cụ
thể của các xã, thôn bản đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân
tích cực tham gia. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực
hiện, nhất là khâu khai thác và vận chuyển vật liệu, nhưng 9/9 huyện, thành phố
đã tích cực triển khai thực hiện.
3.3. Xây dựng nếp sống
văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc
Việc xây dựng nếp sống mới, duy trì, phát huy bản sắc văn
hóa tốt đẹp của dân tộc luôn được coi trọng và chỉ đạo quyết liệt; tiếp tục đẩy
mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm nâng cao
nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân
nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa, thể
thao ở cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ,
tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng
“Gia đình văn hóa”, “Thôn bản văn hóa”, thực hiện các tiêu chí phát triển văn
hóa nông thôn mới cấp xã; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và
môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển xã hội khu vực nông thôn.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chủ động ban hành Kế hoạch
số 03/KH-SVHTTDL ngày 16/02/2016 về triển khai thực hiện phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2016; Kế hoạch số 26/KH-SVHTTDL ngày
26/02/2016 việc triển khai thực hiện tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa) và
16 (Văn hóa) trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau khi ban hành kế
hoạch cơ quan thường trực đã chỉ đạo phòng chuyên môn hướng dẫn các huyện, xã
đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện tiêu chí văn hóa trong
xây dựng nông thôn mới; duy trì, phát huy tiêu chí số 6 và 16 đối với 21 xã đạt
chuẩn dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, trong đó tập trung vào 11 xã đăng
ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2016, và 30 xã đăng ký hoàn thành đến
năm 2020.
3.4. Cải tạo vệ sinh
môi trường nông thôn
Xác định đây là nội dung khó khăn và phải thực hiện thường
xuyên và lâu dài, vì vậy ngay từ đầu năm Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và
giảm nghèo bền vững tỉnh, đã tập trung chỉ đạo, phân công Sở Y tế là cơ quan
thường trực. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công cơ quan thường trực đã phối hợp
với các đơn vị liên quan, các huyện, thành đã chủ động triển khai thực hiện
phong trào thi đua “Vệ sinh môi trường nông thôn”, đồng thời hướng dẫn các xã
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, phân công cán bộ phụ trách các thôn,
bản, hướng dẫn, vận động các hộ gia đình làm nhà tiêu, chuồng nuôi nhốt gia súc
hợp vệ sinh, duy tu bảo dưỡng các công trình... Các cơ quan, đoàn thể các
huyện, thành phố được phân công phụ trách các tiêu chí đã chủ động xây dựng kế
hoạch, ban hành các văn bản hướng dẫn cơ sở phối hợp tổ chức thực hiện, tổ chức
nhiều hoạt động thiết thực như: khơi thông cống rãnh, duy trì tổ thu gom rác
thải; tổ chức "Ngày thứ 7 tình nguyện", “Ngày chủ Nhật xanh”, làm mới
nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc, đào hố chứa rác...
Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2016: làm mới được 1.451
nhà tiêu hợp vệ sinh; 2.812 chuồng trại gia súc, gia cầm; tổ chức 1465 buổi vệ
sinh đường ngõ xóm; thu gom 3.303m3 rác thải.
Tuy nhiên, một bộ phận trong cộng đồng dân cư còn tư tưởng
trông chờ ỷ lại, chưa tích cực tham gia và hưởng ứng phong trào chung sức xây
dựng nông thôn mới. Do nhận thức, thói quen, điều kiện kinh tế của đồng bào dân
tộc nhất là các xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ hoàn thành các
chỉ tiêu về vệ sinh môi trường còn thấp.
3.5. Giữ gìn an ninh
trật tự nông thôn
Cơ quan Thường trực đã ban hành kế hoạch số 285/KH-CAT-PV28
ngày 10/3/2016 về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
xây dựng nông thôn mới năm 2016; phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể và
địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ
an ninh biên giới, đảm bảo an ninh nông thôn, an ninh xã hội. Phối hợp tổ chức
2.423 buổi tuyên truyền với 189.891 lượt người tham gia, trong đó tập trung cho
công tác tuyên truyền bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, qua
đó nhân dân đã cung cấp 619 nguồn tin, trong đó, có 371 nguồn tin có giá trị
giúp lực lượng công an điều tra, giải quyết 178 vụ việc, bắt 121 đối tượng, thu
hồi tài sản trị giá trên 487 triệu đồng; vận động nhân dân giao nộp 439 khẩu
súng tự chế. Từ việc chủ động trong trong công tác tuyên truyền, phòng chống,
do vậy, 6 tháng đầu năm 2016 tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữ vững và ổn định.
Tuy nhiên, an ninh trong vùng dân tộc thiểu số vẫn còn diễn
biến phức tạp như tai, tệ nạn xã diễn biến phức tạp; tình trạng đồng bào dân
tộc thiểu số xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê vẫn còn diễn
ra. Các cơ quan chức năng đã tiếp nhận 396 lượt công dân, nhận 493 đơn, thư của
nhân dân, nội dung liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng và các chế độ
chính sách liên quan đến đất đai một số dự án trên địa bàn tỉnh.
4. Lãnh đạo các cơ
quan, đơn vị giúp đỡ xã xây dựng nông thôn mới
Đổi mới và nâng cao hiệu quả trong công tác giúp đỡ xã xây
dựng nông thôn mới, tỉnh đã kiện toàn và phân công bổ sung các Công ty, Doanh
nghiệp, Ngân hàng cùng giúp đỡ các xã, đặc biệt là các xã dự kiến hoàn thành
năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở đó lãnh đạo được phân công giúp
đỡ xã đã xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tập trung thực hiện và đôn
đốc các xã đẩy mạnh thực hiện 05 nhiệm vụ trọng tâm do tỉnh phát động, tổ chức
tuyên truyền vận động cùng nhân dân tham gia thực hiện vệ sinh môi trường, thu
gom rác thải, làm nhà vệ sinh, chỉnh trang nhà cửa, trồng cây xanh, tham gia
tích cực vào lễ phát động làm đường giao thông nông thôn đầu năm 2016... đặc
biệt trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị đều chúc Tết và trao quà, thăm hỏi
các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và động viên
cho các em học sinh nghèo học giỏi bằng tiền và hiện vật. Một số đơn vị tiêu
biểu như: Cục Hải Quan đã mời các y, bác sỹ tuyến Trung ương đến khám, chữa
bệnh và cấp thuốc miễn phí, đồng thời tặng 170 suất quà cho các hộ nghèo, hỗ
trợ kinh phí cho nhân dân làm 20 nhà vệ sinh tại xã Sử Pán - huyện Sa Pa, tổng
trị giá trên 200 triệu đồng; Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ làm 06 ngôi nhà rột nát;
Sở Tài chính huy động hỗ trợ trên 100 tấn xi măng, Tỉnh đoàn tham gia san xây
dựng 12 nhà văn hóa thôn, trao quà cho các hộ gia đình chính sách với tổng trị
giá trên 01 tỷ đồng...
5. Kết quả thực hiện
đối với 11 xã dự kiến hoàn thành năm 2016
Để chủ động trong công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
tại các xã dự kiến hoàn thành trong năm 2016, Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh đã
chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm
tra, rà soát 30 xã dự kiến hoàn thành giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đã lựa
cho 11 xã có khả năng hoàn thành nông thôn mới năm 2016, gồm các xã (Lùng Vai -
Mường Khương; Bản Qua, Mường Vi - Bát Xát; Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ,
Khánh Yên Trung - Văn Bàn; Na Hối - Bắc Hà; Xuân Giao, Sơn Hà - Bảo Thắng; Sín
Chéng, Mản Thẩn - Si Ma Cai), trong đó có 5 xã chuyển tiếp từ năm 2015 và 6 xã
đăng ký năm 2016; tổng kinh phí khái toán đầu tư cho các xã là 97 tỷ đồng,
trong đó ngân sách tỉnh 71 tỷ đồng, còn lại là ngân sách của huyện, xã thực
hiện và huy động nội lực trong nhân dân.
Qua kiểm tra tại cơ sở cho thấy, các huyện, xã đang tập
trung chỉ đạo với tinh thần quyết tâm cao, cụ thể là các danh mục đã được UBND
tỉnh giao chuẩn bị bị đầu tư đến nay cơ bản đã hoàn thiện thụ tục hồ sơ, báo
cáo cáo kinh tế kỹ thuật, một số danh mục đang được thi công như: Đường giao thông,
Nhà Văn hóa, nghĩa trang, bãi rác..., đặc biệt là các tiêu chí thuộc về nhân
dân phải thực hiện như về: thu nhập, hộ nghèo, nhà ở, vệ sinh môi trường đang
được nhân dân tích cực triển khai nhanh; qua theo dõi, tổng hợp các huyện tổ
chức thực hiện tốt và thường xuyên vận động nhân dân thực hiện như huyện: Si Ma
Cai, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát...
6. Đối với “Thôn nông
thôn mới” và “Thôn kiểu mẫu”
Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định Quy định Bộ tiêu chí,
trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và tổ chức công bố “Thôn nông thôn mới”
đối với các xã chưa hoàn thành và “Thôn kiểu mẫu” đối với các xã đã hoàn thành
trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố,
các xã tập trung tuyên truyền đến nhân dân. Các thôn, bản căn cứ vào tiêu chí
ban hành tổ chức họp thôn triển khai nội dung và đăng ký với UBND các xã.
Đến nay đã có 9/9 huyện hoàn thành việc đăng ký “Thôn kiểu
mẫu” và “Thôn nông thôn mới”: gồm 196 thôn, trong đó có 30 thôn kiểu mẫu, 166
thôn nông thôn mới. Qua kiểm tra tại một số xã cho thấy, sau khi đăng ký, các
thôn đang tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện.
3. Đánh giá 21 xã đã được công nhận hoàn thành nông thôn mới
Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã có 21 xã được công nhận xã
đạt chuẩn nông thôn mới; qua kiểm tra, theo dõi cho thấy đời sống vật chất,
tinh thần nhân dân của các xã đều được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người
của các xã đều tăng theo từng năm (Bình quân của 21 xã là 22,5 triệu đồng) một
số xã như Vạn Hòa, Văn Sơn, Quang Kim đạt 25,9 triệu đồng;
Tuy nhiên, 21 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới
mới đạt ở mức tối thiểu, do vậy vẫn còn một số tiêu chí như: môi trường, thu
nhập, an ninh trật tự xã hội, đạt nhưng chưa bền vững.
7. Công tác kiểm tra,
giám sát
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Đoàn giám sát tại Quyết
định số 187/QĐ-TU về việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đối với
Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Si Ma Cai và cá nhân đồng chí Bí thư
Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện. Thường trực Ban Chỉ
đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, Văn phòng điều phối nông
thôn mới tỉnh trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực
hiện; phối hợp với Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố kịp thời tháo gỡ các khó
khăn vướng mắc, đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách và hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cho phù hợp.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo triển khai
thực hiện, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các
sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công; chấn
chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế./.
Nguồn: Báo cáo số
132/BC-BCĐ ngày 14/6/2016