TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TỚI NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI HIỆN NAY
23/09/2024
Bài viết sẽ phân tích các tác động của mạng xã hội - một sản phẩm ứng dụng công nghệ khá phổ biến hiện nay tới những biến đổi trong việc định hướng giá trị bản thân của sinh viên trong thời đại số. Việc hiểu rõ và phản ánh về ảnh hưởng này là vô cùng quan trọng để có những giải pháp giúp sinh viên xây dựng một bản dạng vững chắc, độc lập ở “thế giới thực”.
- ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong bối cảnh số hóa toàn cầu và trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngày càng nhiều trang mạng xã hội được hình thành với mục đích thông tin, gắn kết công chúng gần nhau hơn. Mạng xã hội (MXH) - một công cụ truyền thông, một không gian số hóa tạo cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện và khẳng định mình. Mạng xã hội được hiểu là “một xu hướng trong thiết kế và phát triển mà mục đích nhắm tới sự thuận tiện trong việc chia sẻ, hợp tác và sáng tạo giữa những người sử dụng”[1]. Tại Việt Nam, mạng xã hội bắt đầu được biết đến và phát triển từ những năm đầu của thế kỷ XXI với sự bùng nổ của Clip.vn, Vietspace, đặc biệt là Messenger, Twitter, Facebook, Instagram, TikTok, Yahoo,… ngoài ra không thể không nhắc tới các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sen đỏ, Meta.vn, Media Mart. Mỗi hình thức mạng xã hội đều mang những đặc điểm riêng và có thu hút tệp người dùng nhất định. Đặc biệt phải gọi tên Tiktok Shop sàn thương mại hot nhất hiện nay. Là sân chơi mới & Tạo ra một ngành nghề mới hoàn toàn được gọi là “ nghề chủ chốt’. Sức thu hút lớn dễ tiếp cận và là sân chơi, kinh doanh cho tất cả mọi người kể cả người già và giới trẻ hiện nay.
Từ mạng xã hội lấy cá nhân làm trung tâm (Yahoo, Vietspace), mạng xã hội xây dựng mối quan hệ bạn bè (Facebook, Twitter...) cho đến mạng xã hội xây dựng nội dung là trung tâm (Zing me, TikTok…) [2] để tạo dựng những chủ đề nội dung riêng và tác động đến những phạm vi, đối tượng cụ thể. Trong đó, sinh viên là một phân khúc công chúng phổ biến, là lực lượng chủ thể tạo ra thông điệp và tiếp nhận thông điệp trên các nền tảng mạng xã hội.
Giá trị là một thuật ngữ có nhiều khái niệm được đưa ra từ những quan điểm, các chiều cạnh khác nhau. Ở nước ngoài, Tsunesaburo Makiguchi, C.Kluckhohn Linton đã đưa ra hàng loạt các khái niệm về giá trị như một yếu tố để đánh giá trong phạm vi giáo dục. Ở Việt Nam, Phạm Minh Hạc (2012), Phạm Thành Nghị (2013), Huỳnh Văn Sơn (2012)… cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thống nhất một cách hiểu về giá trị: Giá trị là yếu tố mà cá nhân cho là quan trọng, có nghĩa, quy định và phản ánh mục đích của hành động, cần thiết cho cuộc sống.
Một trong những tác động của mạng xã hội đến đối tượng sinh viên chính là hiện tượng tác động làm biến đổi các định hướng giá trị bản thân. Định hướng giá trị có thể hiểu là “hệ thống giá trị chuẩn mực của xã hội được chuyển thành hệ giá trị của cá nhân qua quá trình xã hội hoá, là cơ sở, mục tiêu và động lực trong mọi hoạt động lựa chọn giá trị của con người” [3]. Như vậy, hệ giá trị mà mạng xã hội tác động đến đối tượng công chúng là sinh viên như định hướng giá trị ở những thang bậc khác nhau của xã hội, được chuyển từ nội dung của các thông điệp trên mạng xã hội thành những tác động mang ý nghĩa định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên theo hướng tích cực hoặc hạn chế. Sinh viên có những cơ hội để tìm ra giá trị của bản thân và định hướng giá trị của chính họ trong nhiều mối liên hệ khác nhau.
Thứ nhất, mạng xã hội góp phần định hướng giá trị về giới. Định hướng này thường đi theo khuôn mẫu hoặc sự phá cách về những mong đợi của xã hội đối với cá nhân với tư cách về giới tính nam - nữ
Thứ hai, mạng xã hội có thể giúp sinh viên định hướng giá trị về giáo dục, học tập. Thứ ba, mạng xã hội tác động đến định hướng giá trị về lòng tự trọng, khả năng tương tác và giao tiếp của cá nhân sinh viên. Thứ tư, mạng xã hội giúp sinh viên định hướng giá trị về nghề nghiệp, thương hiệu cá nhân… [5]. Như vậy, định hướng giá trị trên mạng xã hội cho sinh viên được hình thành khi cá nhân sinh viên tham gia vào quá trình lĩnh hội thông tin và tri thức trên mạng xã hội, được thể hiện qua khía cạnh nhận thức, ý chí và cả hành động của sinh viên.
Tuy nhiên, một thách thức mà sinh viên gặp phải là áp lực từ những tiêu chuẩn và chuẩn mực xã hội được tạo ra trên mạng xã hội, kéo dài từ yếu tố hình thể cho đến các chỉ số thành tựu cá nhân. Việc hiểu rõ và phản ánh về ảnh hưởng này là vô cùng quan trọng để có những giải pháp giúp sinh viên xây dựng một bản dạng vững chắc, độc lập ở “thế giới thực”.
- NỘI DUNG CHÍNH
Bảng 1. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay (n= 23.331)
Nguồn: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2023), Báo cáo kết quả đề tài khảo sát lối sống và định hướng giá trị sinh viên hiện nay, Số 02-BC-TBND
Sự chuyển dịch trong xu hướng sử dụng mạng xã hội của sinh viên không chỉ làm nổi bật đề tài nghiên cứu mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc phân tích tác động của mạng xã hội đến định hướng giá trị của sinh viên. Những thay đổi trong cách thức và mục đích sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, xây dựng danh tính, tương tác xã hội, sức khoẻ tâm lý… của sinh viên - các yếu tố hình thành nên giá trị và định hướng giá trị bản thân của sinh viên. Mạng xã hội với khả năng kết nối vô tận, mô hình thuật toán tương tác với các khối nội dung đã tạo điều kiện để sinh viên thăm dò, thử nghiệm một số khía cạnh của bản thân. Từ đó, sinh viên “chọn lọc” các phần của bản thân để thể hiện trực tuyến, tạo ra một “bản ngã kỹ thuật số” không hoàn toàn phản ánh bản ngã ngoại tuyến của họ. Các thuật toán tương tác giúp tăng cường quá trình này bằng cách đề xuất nội dung dựa trên hành vi của người dùng, từ đó tạo ra một vòng phản hồi liên tục giữa sự khám phá cá nhân và thể hiện cá nhân. Sinh viên lựa chọn các khía cạnh của mình để thể hiện trên mạng xã hội, thường là những phần mà họ cảm thấy tự hào, hấp dẫn hoặc mong muốn nhận được sự chấp thuận từ người khác. Những yếu tố như số lượt thích, bình luận và chia sẻ có thể tác động đến hình ảnh mà sinh viên tạo ra, khuyến khích họ thể hiện các bản sắc hợp với xu hướng hoặc nhóm người theo dõi của mình. Khi đó, việc định hướng giá trị bản thân của sinh viên sẽ có những biến đổi từ xu hướng, vùng thông tin quan tâm trên mạng xã hội và những giá trị của người dùng nói chung được thể hiện trên mạng xã hội.

Bảng 2. Định hướng giá trị bản thân của sinh viên về mục đích, lý tưởng sống (n=23.331)
Nguồn: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2023), Báo cáo kết quả đề tài khảo sát lối sống và định hướng giá trị sinh viên hiện nay, Số 02-BC-TBND
Thứ năm, tác động của MXH lên sức khỏe tinh thần của sinh viên. Nhìn ở sự tiếp xúc liên tục với các chuẩn mực xã hội không thực tế gây ra trạng thái cô đơn, trầm cảm và lo âu đối với một số sinh viên. Điều này ảnh hưởng đến khả năng học tập và tương tác xã hội của sinh viên và dẫn đến sự định hình mục tiêu cá nhân và lý tưởng sống một cách tiêu cực, và ngược lại.
Thứ sáu, MXH tạo diễn đàn cho phép sinh viên thể hiện bản thân và giá trị của họ. Quá trình biểu đạt và tương tác giúp họ tự khám phá và khẳng định giá trị cá nhân. Theo Goffman, trong khái niệm “màn trình diễn tự ngã” là quá trình các cá nhân thể hiện và kiểm soát ấn tượng của họ trong các tình huống xã hội. Mọi người đều muốn được nhìn nhận một cách tích cực và do đó, họ sẽ cố gắng trình bày bản thân theo cách mà họ tin là sẽ được chấp nhận nhất bởi người khác [9]. Do đó, MXH là nơi để sinh viên “trình diễn” các phiên bản của bản thân họ, qua đó nhận được phản hồi và có cơ hội điều chỉnh giá trị bản thân sao cho phù hợp với lý tưởng sống đã định hình. Khi đó, sinh viên sẽ củng cố sự tự chủ và khả năng phản tỉnh để phát triển lý tưởng sống một cách có ý thức.
- 2.1.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp các công trình nghiên cứu, tài liệu sách, bài báo khoa học… có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu về tác động của MXH đối với sự biến đổi về định hướng giá trị bản thân của sinh viên trong bối cảnh mới. Nghiên cứu tìm hiểu một số lý thuyết có liên quan (lý thuyết Sử dụng và Hài lòng, lý thuyết truyền thông, lý thuyết Mô hình xác định…) làm cơ sở để phân tích, lý giải và đánh giá ảnh hưởng của MXH đến định hướng giá trị bản thân học sinh sinh viên.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh: Sử dụng để tổng hợp, phân tích, so sánh thực trạng tác động của MXH đến sự biến đổi trong định hướng giá trị bản thân sinh viên trên phương diện mục đích và lý tưởng sống - vấn đề học tập, việc làm và tương tác xã hội. Trên cơ sở phân tích và đánh giá, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị khoa học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của MXH đối với sinh viên nói chung.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với các nhà xã hội học, tâm lý học đang làm việc ở các cơ sở giáo dục đại học và Viện nghiên cứu và sinh viên các trường đại học - chủ thể tiếp nhận và sử dụng mạng xã hội. Nội dung phỏng vấn được xây dựng xoay quanh định hướng giá trị của sinh viên hiện nay và tác động của mạng xã hội đến những biến đổi trong định hướng giá trị của sinh viên.
- 2.2.Sự chuyển dịch trong xu hướng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay
Từ năm 2015, mục đích sử dụng MXH của sinh viên chủ yếu để cập nhật thông tin về đời sống bạn bè (70,6%) và chia sẻ thông tin bản thân với mọi người (36,2%). Đáng chú ý, mục đích sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội việc làm có tỉ lệ thấp nhất (chỉ chiếm 1,2%) [6].
Năm 2023, mục đích sử dụng MXH của sinh viên để giải trí (91,4%), cập nhật tin tức (84,8%), xây dựng hình ảnh cá nhân (52,5%). Đáng chú ý, mục đích sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội việc làm (41,7%) đã tăng lên đáng kể so với kết quả khảo sát năm 2015. Mục đích xây dựng hình ảnh cá nhân mới xuất hiện và mục đích tìm kiếm cơ hội việc làm tăng nhanh (hashtag “việc làm” trên mạng xã hội TikTok cập nhật đến này 3/11/2023 có 61,7 triệu lượt xem) đã minh hoạ cho sự chuyển dịch trong xu hướng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay. Việc một nền tảng mạng xã hội ra mắt năm 2016 - TiKTok đến nay đã “dậy sóng” giới trẻ trong nước và quốc tế, góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch trong xu hướng sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Bởi ngoài mức độ sử sử dụng Facebook và Zalo với tỉ lệ rất cao 97,8% và 97% thì Instagram và TikTok cũng là hai nền tảng mạng xã hội được sinh viên sử dụng với tỉ lệ lần lượt là 84,7% và 85,6%. Điều này cho thấy, sinh viên hiện nay thường dùng cùng một lúc nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau với mục đích riêng biệt [4].
- 2.3.Tác động của MXH tới việc định hướng giá trị bản thân của sinh viên
Định hướng giá trị được sử dụng với hai nghĩa. Thứ nhất, đó là những cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ mà chủ thể lựa vào để đánh giá hiện thực và định hướng vào hiện thực đó. Thứ hai, định hướng giá trị là cách thức mà cá nhân dùng để phân loại các khách thể theo giá trị của chúng (ý nhân cách). Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và được bộc lộ rõ trong các mục tiêu, lý tưởng, quan điểm, sự ham thích và những biểu hiện khác của nhân cách. Theo đó, hệ thống định hướng giá trị tạo nên mặt nội dung của xu hướng cá nhân và thể hiện cơ sở bên trong của các mối quan hệ của nhân cách đối với hiện thực [7].
Từ cơ sở lý thuyết về định hướng giá trị, nhóm nghiên cứu tập trung xác định tác động của mạng xã hội đến những biến đổi trong việc định hướng giá trị bản thân của sinh viên trên những biểu hiện chung nhất quy định sự tồn tại của nhân cách (trên quan điểm của Tâm lý học Mácxít), các biểu hiện đó tập trung ở 3 khía cạnh: Tác động của mạng xã hội tới định hướng giá trị bản thân của sinh viên về mục đích, ý nghĩa cuộc sống (lý tưởng sống); Tác động của mạng xã hội tới định hướng giá trị bản thân của sinh viên về hoạt động học tập và việc làm; Tác động của mạng xã hội tới định hướng giá trị bản thân của sinh viên về mối quan hệ giữa con người với con người (tương tác xã hội).
- 2.3.1.Tác động của MXH tới định hướng giá trị bản thân của sinh viên về mục đích, lý tưởng sống
Từ phương pháp phỏng vấn sâu sinh viên, lấy ý kiến chuyên gia xã hội học, tâm lý học, tác giả làm rõ 6 tác động chính của MXH tới định hướng giá trị bản thân của sinh viên về mục đích, lý tưởng sống.
Thứ nhất, MXH tạo thuận lợi cho nhu cầu kết nối xã hội và mở rộng quan điểm cá nhân. MXH đã trở thành một không gian quen thuộc để sinh viên kết nối với nhau, cung cấp cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa và quan điểm đa dạng. Từ đó, sinh viên phát triển góc nhìn toàn cầu hơn về các vấn đề xã hội và định hình giá trị của bản thân mình. Sự kết nối qua MXH tạo “cầu nối” giữa các nhóm xã hội, chấp nhận đa dạng, góp phần hình thành mục tiêu cá nhân và lý tưởng sống rộng lớn hơn.
Thứ hai, MXH tạo ra áp lực xã hội và vấn đề so sánh bản thân với người khác. Lý thuyết so sánh xã hội giải thích rằng con người có xu hướng tự đánh giá qua việc so sánh với người khác, trong khi MXH cung cấp môi trường liên tục cho hoạt động này. Từ đó, sinh viên hoặc phát triển các mục tiêu không hiện thực, hoặc cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của mình dẫn đến một hệ thống giá trị bản thân bị méo mó, không còn phản ánh đúng đắn những điều họ thực sự coi trọng.
Thứ ba, ảnh hưởng của người nổi tiếng trên MXH tác động đến sinh viên trong việc hình thành giá trị bản thân và lý tưởng sống. Theo Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory) của Albert Bandura, một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong tâm lý học về sự học hỏi qua quan sát đã khẳng định rằng con người học hỏi thông qua việc quan sát hành vi, thái độ và kết quả của hành động đó từ người khác [8]. Điều này bao gồm việc học qua môi trường trực tiếp xung quanh mình cũng như qua các phương tiện truyền thông, trong đó có mạng xã hội. Vì thế, sinh viên có thể mô phỏng hành vi, giá trị và mục tiêu từ những người họ ngưỡng mộ trên MXH. Trong khi sự đồng nhất giá trị này có thể là tích cực, nó cũng có khả năng tạo ra sự phụ thuộc vào sự chấp nhận xã hội và áp đặt các lý tưởng không phù hợp, đặc biệt có một số giá trị không phản ánh điều kiện sống thực tế của sinh viên.
Thứ tư, MXH tác động đến sự mở rộng tri thức và nhận thức xã hội của sinh viên. MXH mang lại cơ hội mở rộng kiến thức và nhận thức xã hội của sinh viên bằng việc tiếp cận một lượng lớn thông tin và quan điểm mới để phát triển hệ thống giá trị bản thân phong phú và đa dạng hơn. Việc tích hợp thông tin mới vào quan điểm cá nhân giúp sinh viên hình thành các định hướng giá trị thông qua sự hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề xã hội, khoa học và chính trị, tạo nên một quá trình chọn lọc và phản tỉnh cá nhân trong việc định hình mục tiêu và lý tưởng sống của minh.
2.3.2.Tác động của MXH tới việc định hướng giá trị bản thân của sinh viên trong học tập, việc làm và tương tác xã hội
Về tác động của MXH tới việc định hướng giá trị bản thân của sinh viên trong học tập và việc làm, tác giả vận dụng một số học thuyết nghiên cứu về xã hội học để xác định những tác động chính như:
MXH tạo kích thích học tập cộng tác trực tuyến. Theo Vygotsky trong lý thuyết xã hội hoá, “Vùng phát triển gần nhất” (Zone of Proximal Development - ZPD) mô tả khoảng cách giữa những gì một người có thể thực hiện độc lập và những gì họ có thể thực hiện với sự hỗ trợ từ người khác, như giáo viên hoặc bạn cùng học. Thông qua tương tác xã hội với người hướng dẫn hoặc bạn bè có năng lực hơn, trẻ em (hoặc người học) có thể phát triển kỹ năng và khái niệm mà họ không thể đạt được một mình [10]. MXH, với các cộng đồng và diễn đàn học thuật, trở thành nền tảng cho việc học tập cộng tác trực tuyến. Sinh viên không chỉ học từ nội dung được chia sẻ mà còn từ quá trình đối thoại, phản biện với bạn bè và chuyên gia trong ngành. Quá trình này giúp họ định hình và tái định hình giá trị học thuật và nghề nghiệp của mình, tạo ra sự đồng nhất về mục tiêu và thái độ đối với việc học. Ngoài ra, thông qua sự chứng thực của cộng đồng, sinh viên cảm nhận được giá trị của việc chia sẻ kiến thức, cũng như tầm quan trọng của việc học hỏi liên tục.
MXH tạo ra chuẩn mực đánh giá. Theo Tajfel và Turner trong lý thuyết Bản sắc xã hội - “Social Identity Theory” nghiên cứu về cách nhận thức và quá trình xã hội hóa đóng một vai trò trong việc hình thành nhận dạng xã hội và nhóm, cũng như tác động của nhận dạng này đối với hành vi cá nhân và nhóm. Mỗi cá nhân có một loạt các nhận dạng xã hội, mỗi nhận dạng liên quan đến một nhóm cụ thể mà họ cảm thấy mình là một phần của ( dân tộc, giới tính, sở thích…). MXH có khả năng đẩy mạnh hiệu ứng này khi sinh viên tìm kiếm và tương tác với nhóm đồng đẳng. Sinh viên cảm thấy cần phải thích nghi hoặc thay đổi giá trị của mình để phản ánh hoặc phù hợp với nhóm đó. Một số sinh viên cảm thấy cần phải “ biểu diễn” theo một cách nhất định trên MXH để được chấp nhận, điều này tạo ra mức độ căng thẳng về bản sắc khi cố duy trì một hình ảnh không phản ánh giá trị và lý tưởng thực sự.
Bảng 3. Tác động của MXH đến các vấn đề trong học tập và việc làm của sinh viên (n= 23.331)
Nguồn: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2023), Báo cáo kết quả đề tài khảo sát lối sống và định hướng giá trị sinh viên hiện nay, Số 02-BC-TBND
Khi sinh viên tương tác với các chuyên gia tuyển dụng nhân sự qua các nền tảng như Careerlink.vn sẽ tiếp cận được cách mà các chuyên gia trình bày bản thân và chuyên môn của họ, qua đó học cách phát triển mối quan hệ chuyên nghiệp và trở thành một phần của mạng lưới. Thông qua việc quan sát và phân tích cách thức chuyên gia đạt được thành công trong sự nghiệp, sinh viên sẽ thiết lập cho mình, những mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và phát triển chiến lược để đạt được nó. Mạng lưới chuyên nghiệp trên MXH cũng giúp sinh viên nhận thức được giá trị của sự đa dạng và hợp tác; hiểu biết về sự khác biệt văn hóa và kỹ năng làm việc; học cách tiếp cận và giải quyết vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau để phát triển quan điểm rộng mở, bao quát hơn về nghề nghiệp của mình.
Bảng 4. Hình mẫu trong định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay (n=23.331)
Nguồn: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2023), Báo cáo kết quả đề tài khảo sát lối sống và định hướng giá trị sinh viên hiện nay, Số 02-BC-TBND
Bảng 5. Hình mẫu trong định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Lào cai đến nay 8/2024.
Nguồn: Phòng công tác học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Lào cai (2024), Báo cáo kết quả đề tài khảo sát lối sống và định hướng giá trị sinh viên hiện nay.
MXH tạo mạng lưới kết nối nghề nghiệp chuyên nghiệp. Học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Lào cai có thể kết nối tìm kiếm thông tin liên quan đến trường, tra cứu chương trình đào tạo, theo dõi lịch học, kiểm tra điểm học phần, đăng ký nhập học online ... qua các trang MXH như Facebook, Fanpage, website, Tiktok .... Một cách nhanh chóng, tiện ích, tiếp cận dễ dàng... Đồng thời dễ dàng tìm kiếm các ngành nghề học yêu thích và tìm hiểu vị trí làm việc của ngành nghề khi ra trường.
Hình mẫu trong định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Lào cai tính tới tháng 8/2024 đã cho thấy sự chuyển dịch thay đổi rõ ràng về định hướng nghề nghiệp. Trường Cao đẳng Lào cai sau hội nhập hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài Trường Cao đẳng Lào cai mở rộng các ngành nghề đào tạo về Công nghiệp – Điện tử cụ thể chiếm 21% ngành Điện- Điện tử, 15% ngành công nghệ Ôtô- Cơ khí. Khả năng tìm kiếm việc làm cao cả trong nước và nước ngoài. Do nhu cầu về đội ngũ kỹ sư chuyên viên lành nghề kỹ thuật cao lớn là lý do học sinh sinh viên lựa chọn ngành nghề Công Nghiệp – Điện Tử.
Ngành nghề hot nhất hiện nay bùng nổ đặc biệt là sau đại dịch Covid là ngành Du lịch. Sự mở cửa các Cửa khẩu giúp giao thương buôn bán trở nên thuận lợi nhu cầu đi Du lịch tăng cao ở cả trong và nước ngoài sự thiếu hụt nguồn nhân lực Hướng Dẫn viên Du lịch và nhân viên Nhà hàng- Khách Sạn chất lượng cao chiếm tới 15% học sinh lựa chọn theo học. Kéo theo đó ngành Công nghệ thông tin & Ngoại ngữ chiếm 17% . Cho thấy sức hút lớn mà ngành nghề này mang lại đó chính là khả năng dễ dàng tìm kiếm việc làm.
Ngoài ra ngành chăm sóc sức khỏe cũng đang rất đượ quan tâm là ngành Y dược chiếm 16%, Nông lâm- Xây dựng chiếm 9%, Kinh Tế 4%, Văn hóa nghệ thuật 3%.
Bảng 6. Nhu cầu tham gia các hoạt động do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức của sinh viên
Nguồn: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2023), Báo cáo kết quả đề tài khảo sát lối sống và định hướng giá trị sinh viên hiện nay, Số 02-BC-TBND
Xét về tính cần thiết, ý kiến của sinh viên cho thấy một sự tương đồng rất lớn khi điểm trung bình đánh giá cho tác động tích cực của MXH đến học tập và việc làm của sinh viên lần lượt từ 3.63 điểm đến 3.78 điểm và đều thuộc mức “cần thiết”. Đáng lưu ý, hoạt động “trang bị kỹ năng hội nhập” được đánh giá cao nhất (3.78 điểm) cho thấy nhu cầu rất lớn và cấp bách của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay. Đánh giá này cũng là một gợi ý để các cấp Hội đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này trong thời gian tới.
Tiếp cận từ Lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and Gratification Theory) của Katz (1970), nghiên cứu lý giải sự thành công của MXH xét trong ảnh hưởng mang tính tích cực đến định hướng giá trị bản thân của sinh viên. Bản chất của Lý thuyết là sự khẳng định về vị thế của công chúng trong vấn đề lựa chọn thông tin truyền thông theo nhu cầu, mong muốn và tiếp nhận của cá nhân [13]. Chính nhu cầu của đối tượng công chúng sinh viên sẽ tác động đến hành vi lựa chọn phương tiện truyền thông, kênh truyền thông và đánh giá sự hài lòng đối với các nguồn thông tin được tiếp cận. Trong các tác động của MXH đến sinh viên, xét về nhu cầu của sinh viên để đánh giá sự ảnh hưởng, sinh viên có 3 nhóm nhu cầu chính bao gồm: nhu cầu nhận thức (cognitive needs) – nhu cầu tích hợp cá nhân (personal intergrative needs) và nhu cầu hoà nhập xã hội (social intergrative) [14]. Sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn thông tin theo nhu cầu cá nhân và đánh giá nguồn thông tin họ tìm kiếm được trên MXH có đem lại mức độ hài lòng và đáp ứng mong muốn của họ hay không. Theo như số liệu được thống kê ở trên, với mạng lưới kết nối rộng không chỉ ở Việt Nam, sinh viên hiện đang đánh giá một cách tích cực đối với sự tác động của MXH vào việc định hướng giá trị bản thân sinh viên trong học tập, việc làm và tương tác xã hội. Một mạng lưới với số lượng người dùng khổng lồ thế mạnh xủa MXH giúp cá nhân sinh viên kết nối và mở rộng quan hệ, tương tác mở rộng sự hoà hợp xã hội. Mặt khác, bảng dữ liệu trên cũng liên kết và được đánh giá cùng với tháp nhu cầu Maslow đối với lý thuyết sử dụng và hài lòng. Tâm lý của sinh viên được thể hiện từ việc họ đánh giá thông tin truyền thông trên MXH đấp ứng các nhu cầu cần thiết cho đến việc giúp họ được hoà nhập và tự thể hiện bản thân.
-
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Định hướng giá trị bản thân là một trong những tác động quan trọng và mạnh mẽ của mạng xã hội đối với công chúng truyền thông, trong đó có đối tượng sinh viên. Trong sự chuyển mình mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển của công cuộc chuyển đổi số và hiện tượng liên văn hoá, mạng xã hội đã và đang tác động vào định hướng giá trị bản thân sinh viên về mục đích, lý tưởng sống và học tập, việc làm, tương tác xã hội. Tất cả những lĩnh vực được tác động nói trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên. Định hướng giá trị bản thân là hệ giá trị chung của xã hội, là hệ thống các giá trị sống mà ở đó, sinh viên tự mình chủ động thao tác hoá các hành vi trên mạng xã hội để thu thập, tìm hiểu và mở rộng, phát triển bản thân với những nhu cầu cơ bản và cần kíp. Nghiên cứu đã thu thập, tìm hiểu và phân tích, đánh giá 6 tác động của mạng xã hội đến mục đích và lý tưởng sống của sinh viên. Sáu giá trị sống của sinh viên được nghiên cứu phân loại bao gồm: MXH tạo thuận lợi cho nhu cầu kết nối xã hội và mở rộng quan điểm cá nhân - MXH tạo ra áp lực xã hội và vấn đề so sánh bản thân với người khác - MXH tác động đến sinh viên trong việc hình thành giá trị bản thân và lý tưởng sống qua hiện tượng người nổi tiếng - MXH tác động đến sự mở rộng tri thức và nhận thức xã hội của sinh viên - MXH tác động lên sức khỏe tinh thần của sinh viên và MXH tạo diễn đàn cho phép sinh viên thể hiện bản thân và giá trị của họ. Kết quả đánh giá từ những ảnh hưởng nói trên của MXH tới sinh viên đã cho thấy mạng xã hội định hướng các giá trị sống và giá trị bản thân cho sinh viên ở cả hai chiều cạnh: tích cực và hạn chế. Trong đó, đa số sinh viên cảm thấy hài lòng, được định hướng những giá trị sống tốt đẹp, tuy nhiên vẫn còn ảnh hưởng từ MXH khiến sinh viên bị tác động tâm lý tiêu cực khi chưa biết cách chọn lọc thông tin, tin tức trên các nền tảng để sử dụng, tiếp cận và đánh giá.
Một tác động khác không kém phần quan trọng của MXH đến sinh viên chính là phạm vi tác động đến việc học tập, việc làm và tương tác xã hội. Trong 3 phạm vi trên, đa số sinh viên đồng tình ở số điểm khá cao (gần 4 điểm) cho sự cần kíp, thiết thực của MXH khi đóng vai trò trung gian là cầu nối để sinh viên mở rộng sự tương tác cá nhân để học tập, tìm kiếm việc làm, tiếp thu và phát triển tri thức, đặc biệt là liên kết, phát triển văn hoá ứng xử, làm quen của họ trên những nền tảng ảo. Từ những thực trạng trên đã được khảo sát và đánh giá, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao khả năng tương tác với mạng xã hội của sinh viên để nhận lại những giá trị tích cực trong định hướng giá trị bản thân cho đối tượng công chúng sinh viên trong các lĩnh vực của đời sống như sau:
Thứ nhất, vì các nền tảng MXH là các kênh truyền thông hiện đại, không thuộc bất kỳ loại hình nào của báo chí học, vì vậy, sinh viên cần chọn lọc và lựa chọn thông tin một cách kỹ lưỡng trước khi đào sâu, tìm hiểu, sử dụng và sàng lọc, đánh giá giá trị hài lòng của bản thân đối với thông tin đó trên MXH. Theo lý thuyết Sử dụng và Hài lòng, chính sinh viên là đối tượng chủ chốt, đóng vai trò chính, chủ động trong việc lựa chọn các nguồn tin để tiếp cận. Sự tác động vào tâm lý của sinh viên từ MXH là rất lớn, vì vậy, sinh viên cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và hợp lý trước những nguồn thông tin trên các nền tảng MXH để tránh những tác động tiêu cực trong định hướng giá trị về mục đích và lý tưởng sống của bản thân sinh viên.
Thứ hai là khuyến nghị về quản lý hành chính và chủ thể quản lý. Mạng xã hội là kênh truyền thông đa phương tiện, siêu công chúng với tác động định hướng dư luận khá lớn, đặc biệt đối với sinh viên. Trong các văn bản hành chính Nhà nước hiện nay đã có một số quy định về cách thức quản lý thông tin trên MXH (Thông tư 09/2014/ B). Vì vậy, hành lang hành chính và pháp lý của Nhà nước về quản lý thông tin trên MXH cần được thực thi nghiêm túc, làm rõ và chính xác các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm những hành vi xuyên tạc, tiêu cực trong thông tin truyền thông để tránh định hướng dư luận xã hội sai trái, lệch lạc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, tình hình xã hội trong và ngoài nước, tác động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng trẻ, đặc biệt là sinh viên.
Thứ ba, định hướng giá trị bản thân sinh viên thông qua môi trường giáo dục nhà trường - gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa môi trường giáo dục và gia đình, xã hội là mối quan hệ gắn bó mật thiết giúp sinh viên được định hướng và định hướng đúng đắn các giá trị của bản thân. Đặc biệt là đối với mỗi cơ sở giáo dục. Hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên cần có và xây dựng những buổi sinh hoạt chuyên đề liên quan trực tiếp đến các tác động của mạng xã hội và sổ tay tiếp cận thông tin trên MXH cho sinh viên. Đây là một trong những khuyến nghị sát sườn, liên quan, gắn bó và tác động trực tiếp đến tâm lý và nhận thức tiếp nhận của sinh viên đối với các thông tin trên MXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mescedes Bunz (2009), How social networking is changing journalism”, Theguardian.
- Nguyễn Thị Trường Giang (2021), Báo chí và Truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Huỳnh Văn Sơn (2012), Giáo trình tâm lý học giáo dục địa học, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Báo cáo Kết quả đề tài khảo sát Lối sống và định hướng giá trị sinh viên hiện nay; Số 02-BC/TBND.
- Trần Hữu Luyến (2015), Mạng xã hội và sinh viên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng; Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách (2015); Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển Bách khoa.
- Bandura, A. (1977). Social Learning eory. Englewood Cliffs, N.J: Prentice Hall.
- Goffman, E. (1959). e Presentation of Self in Everyday Life. New York: Doubleday.
- Vygotsky, L. S. (1978). Mind in Society: e Development of Higher Psychological Processes. Harvard University Press.
- Tajfel, H., & Turner, J. C. (1979). An integrative theory of intergroup conflict. In W. G. Austin & S. Worchel (Eds.), The social psychology of intergroup relations (pp. 33-47). Monterey, CA: Brooks/Cole.
- Báo Người Lao động (2023), Choáng với số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam.
- Katz, E., Blumler, J. G., & Gurevitch, M. (1973-1974). “Utilization of mass communication by the individual”. In J. G. Blumler & E. Katz (Eds.), The uses of mass communications: Current perspectives on gratifications research. Beverly Hills, CA: Sage Publications.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huệ; Nguyễn Thị Hoàng Ánh
|