Đẩy mạnh tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Theo đó, Lào Cai là một trong 15 tỉnh thuộc nhóm IV gồm: Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông sẽ thực hiện kế
hoạch số hóa truyền hình mặt đất bắt đầu từ năm 2017 đến 2020. Đến ngày
31/12/2020, các đài truyền hình Trung ương và địa phương kết thúc việc phát
sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát
sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ
tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV.
Sau thời điểm này, các ti vi đang thu tín hiệu truyền hình tương tự mặt đất sẽ
không còn thu được các chương trình truyền hình như trước đây nữa. Vì vậy,
cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các nội dung Đề án số hóa truyền dẫn,
phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất về nhận thức trong xã hội và sự tham
gia tích cực của người dân, bảo đảm hoàn thành Đề án theo đúng lộ trình.
Việc
triển khai Đề án có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân toàn tỉnh, đặc biệt
đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào miền núi, nông thôn; ảnh
hưởng đến công tác thông tin tuyên truyền của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, công tác tuyên truyền cần được triển khai
đồng bộ, kịp thời từ tỉnh đến cơ sở, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban,
ngành, địa phương. Các hoạt động tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với từng
đối tượng cụ thể; xác định rõ các trọng tâm, ưu tiên; tùy theo thời điểm mà có
nội dung tuyên truyền phù hợp đảm bảo thông tin nhanh, kịp thời, thiết thực và
hiệu quả.
Từng bước tuyên truyền để người dân trên địa bàn
hiểu rõ lợi ích về việc số hóa truyền dẫn truyền hình mặt đất; thời điểm triển
khai, kết thúc truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tương tự sang phát
sóng truyền hình số mặt đất và có phương án chuẩn bị sẵn phương tiện để thu
sóng truyền hình số mặt đất.
Phát
huy thế mạnh của các phương tiện truyền thông như: phát thanh, truyền hình,
viễn thông, Internet, hệ thống thông tin cơ sở… trong việc tuyên truyền để đảm bảo công tác tuyên truyền được sâu rộng,
bảo đảm đông đảo cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân đều được phổ biến,
tuyên truyền về Đề án.
Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thông tin tuyên
truyền trong năm 2019-2020. Sau năm 2020, trên cơ sở kết quả đã triển khai, sẽ
cập nhật, bổ sung các nội dung mới phù hợp với tình hình thực tế.
Số hóa truyền hình mặt đất là quá trình chuyển đổi công nghệ phát
sóng và thu, xem từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất.
Quá trình số hóa truyền hình mặt đất được thực hiện cả ở phía phát và phía thu
nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình, cho công nghiệp truyền
hình và cho Nhà nước.
Việc chuyển đổi công nghệ truyền hình mặt đất tương tự sang truyền hình
số mặt đất là xu hướng tất yếu, đem lại nhiều lợi ích chung cho xã hội với số
lượng kênh chương trình nhiều hơn (người dân ở một địa phương không chỉ thu xem được kênh truyền hình tỉnh
mà còn có thể xem được các kênh truyền hình của các tỉnh khác), âm thanh, hình ảnh sắc nét, trung thực hơn; có khả năng cung cấp
nhiều dịch vụ truyền hình khác nhau, trên nhiều loại thiết bị như ti vi, máy
tính, điện thoại di động... phục vụ việc thu xem của người dân mọi nơi mọi lúc;
bảo đảm tiết kiệm năng lượng, nguồn tài nguyên tần số quốc gia.
Thông qua các hình thức tuyên truyền như báo chí, hệ thống truyền
thanh – truyền hình các huyện, thành phố, cụm loa truyền thanh thôn, bản, tổ
dân phố; Tuyên truyền trên mạng Internet (trang thông tin điện tử, mạng xã
hội); qua mạng viễn thông, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội... Đẩy mạnh
thông tin về chính sách và chương trình hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh cho
người dân khi triển khai số hóa truyền hình. Việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số
mặt đất được thực hiện theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến
năm 2020. Trong đó, có hỗ trợ kết nối truyền hình số với mục tiêu bảo đảm người
dân trên cả nước, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và một số đối tượng
chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn, vùng biên giới, hải đảo thu xem các chương trình truyền hình phục vụ
nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu qua hệ thống truyền dẫn,
phát sóng tín hiệu truyền hình công nghệ số mặt đất hoặc vệ tinh./.
Lâm Tú