Câu 14. e) Có an toàn khi sống hoặc làm việc ở tầng trên cùng của tòa nhà có lắp đặt anten trạm gốc ĐTDĐ?
Không hề ảnh hưởng vì các lý do sau:
- Các anten có độ tăng ích cao hoặc tăng ích thấp đều không phát xạ nhiều năng lượng trực diện xuống tầng mà bạn sống hoặc làm việc.
- Mái của tòa nhà đã hấp thụ phần lớn năng lượng RF. Một mái nhà thông thường đã làm giảm cường độ tín hiệu từ 5 đến 10 lần hoặc thậm chí giảm hơn nữa nếu mái nhà là bê tông cốt sắt hoặc kim loại.
- Ở mức xấu nhất thì mật độ công suất ở tầng dưới mái nhà lắp đặt anten đều đáp ứng tất cả các quy định an toàn RF hiện nay.
- Những đo kiểm thực tế các phòng và các hành lang ở tầng trên cùng đều khẳng định mật độ công suất đều thấp dưới các quy định an toàn RF hiện nay.
f) Có cần phải sử dụng các thông báo hạn chế hoặc cấm xung quanh các trạm anten di động và “khoảng cách an toàn tối thiểu” là gì?
Những quy định an toàn RF không yêu cầu có những thông báo hạn chế hoặc cấm xung quanh một vị trí anten trạm gốc ĐTDĐ, vì các mức công suất trên mặt đất không đủ cao để vượt các quy định về độ phơi nhiễm công cộng liên tục (xem câu 8 và câu 12).
Trong một số trường hợp sẽ cần sử dụng các giới hạn xung quanh các anten.
“Khoảng cách an toàn tối thiểu” của một anten trạm gốc di động được FDA/FCC mô tả như sau: “Phơi nhiễm ở các mức tại hoặc gần với các giới hạn về các tần số điện thoại di động hoặc PCS thì cá nhân đó phải ở trong luồng tín hiệu radio chính được phát đi (chiều cao của anten) và cách anten một vài feet… Bên cạnh đó, còn phụ thuộc các mức RF của anten kiểu sector đến kích cỡ và phía sau anten là không đáng kể.
Cần chú ý, trích dẫn trên đây về khoảng cách an toàn là áp dụng cho anten bức xạ trên thực tế, chứ không phải cho tháp cao (hoặc tòa nhà hoặc cấu trúc) mà anten được lắp đặt trên đó. Đối với một anten trạm gốc ĐTDĐ được lắp trên đỉnh tháp cao từ 5m trở lên thì sẽ không có bề mặt nào gần với quy định an toàn năng lượng RF, do đó khái niệm “khoảng cách an toàn tối thiểu” thật sự không có ý nghĩa.
Một số người thì cho rằng các trạm gốc nên được lắp đặt cách xa các khu vực “nhạy cảm”. Có một chút logic cho lý do này : Như đã thảo luận ở câu 12 và trong báo cáo của NRPB năm 2000, mật độ công suất đất không giảm theo khoảng cách theo bất cứ nghĩa nào cho đến khi bạn ở cách xa một trạm gốc hàng trăm mét.
Người sống, làm việc hoặc học tập trong một tòa nhà thường ít bị phơi nhiễm trong trường hợp trạm gốc lắp đặt trên tòa nhà đó so với trạm gốc cách xa đó hàng trăm mét (xem Câu 12).
Độ cao anten, công suất anten và mô hình anten là những yếu tố có ý nghĩa hơn khi định phơi nhiễm mức đất đối với năng lượng RF chứ không phải khoảng cách chiều ngang từ một trạm gốc.
Bên cạnh đó, di chuyển các anten gốc khỏi khu vực có người sử dụng ĐTDĐ có thể : Tăng độ phơi nhiễm của người sử dụng từ thiết bị cầm tay của họ; Công suất anten trạm gốc sẽ tăng lên; Các anten trạm gốc sẽ phải đặt cao so với mặt đất; Tăng kích cỡ ô tế bào và do vậy hạn chế số người sử dụng được kết nối.
g) Những cảnh báo nào là cần thiết khi làm việc gần các anten trạm gốc di động?
Khi làm việc gần các anten trạm gốc di động cần phải biết những quy định sau:
- Các quy định lắp đặt anten : Đối với các anten lắp đặt trên mái nhà, cần tăng độ cao các anten phát cao hơn chiều cao của người khi ở trên mái nhà đó; giữa các anten phát cách xa khu vực mà con người có thể ở đó (ví dụ, các điểm tiếp cận với mái nhà, các điểm dịch vụ điện thoại, thiết bị HVAC).
- Đối với các anten định hướng lắp đặt trên mái nhà, anten phải được lắp ở mép biên trên nóc mái nhà và cách xa trung tâm tòa nhà.
- Cân bằng giữa anten góc ngẩng lớn (RF tối đa thấp hơn) và anten góc ngẩng nhỏ (tác động tầm nhìn thấp hơn).
- Cần nhớ các chuẩn RF chính xác cho các atenna tần số thấp hơn (ví dụ 900MHz) so với các anten tần số cao hơn (ví dụ 1800MHz).
- Có những cảnh báo đặc biệt để giữ anten công suất cao hơn cách xa các khu vực có thể tiếp cận.
- Đặt các anten tại vị trí càng xa càng tốt, mặc dù điều này có thể trái ngược với các yêu cầu chia theo khu vực địa phương.
Có những cảnh báo đặc biệt khi thiết kế các vị trí “đồng vị trí” ở đó nhiều anten của các công ty khác nhau có cùng cấu trúc như nhau. Điều này áp dụng cho các vị trí có các anten phát công suất cao (FM/TV). Chia theo khu vực đôi khi hỗ trợ đồng vị trí nhưng đồng vị trí có thể gây ra các vấn đề an toàn RF.
Các cách giảm phơi nhiễm năng lượng RF :
- Người làm việc tại các vị trí anten phải được cảnh báo về sự tồn tại năng lượng RF, khả năng phơi nhiễm và các biện pháp để giảm phơi nhiễm. “Nếu bức xạ tần số vô tuyến tại một vị trí có thể vượt chuẩn của FCC quy định phơi nhiễm công cộng/không kiểm soát được, thì vị trí đó phải có các thông báo phù hợp”.
- Các mức năng lượng RF tại một trị trí nên được làm mẫu trước khi vị trí đó được xây dựng ; Các mức năng lượng RF tại một vị trí phải được đo kiểm ; Thừa nhận tất cả các anten luôn hoạt động;
- Dừng hoạt động của các máy phát liên quan trước khi làm việc trên trạm anten ; Sử dụng các bộ monitor cá nhân để đảm bảo tất cả các máy phát đã hoàn toàn ngắt điện. Giữ khoảng cách an toàn với anten. “Khi có quy định hoạt động giữ phơi nhiễm năng lượng RF thấp, duy trì khoảng cách 1 – 1,2 m cách bất kỳ anten (viễn thông) nào”.
- “Cấm di chuyển” và “Tránh phơi nhiễm không cần thiết và kéo dài ở khoảng cách gần với anten”; Ở một số vị trí (ví dụ như nhiều anten ở một không gian được giới hạn thì một số anten không thể ngừng hoạt động) thì cần phải mặc áo bảo hộ.
- Chú ý là có nhiều rủi ro không phải do RF tại một số vị trí (ví dụ máy móc nguy hiểm, rủi ro do shock điện, do ngã) do đó chỉ cho phép người có nhiệm vụ và chuyên môn tại hiện trường.
h) Làm thế nào để đánh giá việc tuân thủ các quy định năng lượng RF cho trạm gốc di động?
Việc tuân thủ có thể được đánh giá thông qua đo kiểm và tính toán. Cả hai phương pháp này cần phải am hiểu vật lý học năng lượng RF. Các đo kiểm cần tới các thiết bị hiện đại và đắt tiền. Tính toán cần tới thông tin chi tiết về : công suất, các bộ phận cấu thành anten và hình của mỗi anten tại vị trí lắp đặt.
Đánh giá sự tuân thủ hoặc đánh giá các mức phơi nhiễm sẽ đơn giản khi tính toán các mức đó tại khoảng cách từ một vị trí lắp đặt anten. Như đã trình bày ở câu 12, phơi nhiễm năng lượng RF thậm chí không thể tăng khi bạn tới gần một ví trị trạm gốc di động.
Phương pháp tính toán như sau : Nếu ERP, mô hình anten và độ cao của anten trạm gốc như đã được biết (xem câu 14C), thì tiếp theo tính toán mật độ công suất mức đất ở trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên, phương pháp tính toán này không đơn giản và ERP và mô hình anten đôi khi không thể biết được. Theo Barbiroli và cộng sự của ông, việc tính toán chính xác chỉ có thể thực hiện khi nắm được tất cả các chi tiết kỹ thuật liên quan.
Phương pháp đo kiểm : Đo kiểm thực tế mật độ công suất trạm gốc di động cần các thiết bị đo hiện đại, kiến thức và kỹ năng đo đạc. Các công cụ được thiết kế để đo kiểm các trường công suất đường dây, các công cụ được thiết kể để đo kiểm lò vi ba là không phù hợp cho việc đo kiểm các trạm gốc. Xác định rõ các trạm gốc đáp ứng các chỉ dẫn của ANSI/IEEE, FCC hoặc ICNRP là khá dễ dàng, nhưng đo kiểm mật độ công suất thực tế của một anten tram gốc khó khăn hơn nhiều, vì có nhiều nguồn năng lượng RF khác ở một vị trí đã chọn.
15) Các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và các nhóm quan sát thuộc chính phủ khác nói gì về năng lượng RF và an toàn của các trạm gốc di động?
a) Truyền hình Anh, Mỹ và Pháp có thông tin là ĐTDĐ có thể gây ra ung thư
Vào mùa hè và mùa thu năm 1999 (và được nhắc lại năm 2000 và có thể cả năm 2001), các chương trình của Đài truyền hình Anh, Mỹ và Pháp có nêu những thông tin là năng lượng RF từ máy ĐTDĐ gây hại cho con người. Sau đây là 4 nguồn thông tin được trích dẫn : Một nghiên cứu dịch tễ học về việc sử dụng ĐTDĐ và ung thư não của Hardell cùng đồng sự; Một báo cáo năm 1999 của Preece và đồng sự cho rằng những người tình nguyện phơi nhiễm năng lượng RF di động có thể giảm số lần phản ứng. Một nghiên cứu độc hại mới và chưa được xuất bản.
Một nghiên cứu dịch tễ học mới và sau đó không được xuất bản.
Hai thông tin cuối về các nghiên cứu “mới” này được mô tả lướt qua trong các bản tin của truyền hình nhưng chúng là tham khảo cho các nghiên cứu được ngành di động tài trợ ở Mỹ (theo chương trình WTR).
Nghiên cứu dịch tễ học của chương trình WTR được trình bày tại một hội nghị tháng 6/1999 và hiện nay đã được xuất bản theo kiểu tài liệu xem xét liên quan. Phiên bản nghiên cứu đã được phát hành và cho thấy không có sự liên quan đáng kể nào giữa ung thư não lành và ác tính và việc sử dụng máy di động cầm tay (Xem thêm câu 16e).
Nghiên cứu độc hại theo chương trình WTR được trình bày tại một Hội nghị tháng 3/1999. Những phần của nghiên cứu WTR này đã được xuất bản đầu năm 2002. Phiên bản đã phát hành chỉ ra rằng năng lượng RF ở mức 6 hoặc 10W/kg có thể gây ra một kiểu thương tổn độc hại cụ thể (dạng nhân tế bào tăng lên); nhưng không phá vỡ chuỗi DNA. Vijayalaxmi, Bisht, McNamee và Koyama cùng các đồng sự đã báo cáo là họ không thể tái tạo các phát hiện nhân tế bào. Các tác giả nghiên cứu độc hại thuộc chương trình WTR đưa ra là hiệu ứng về việc hình thành các nhân tế bào có thể do sự tăng nhiệt.
b) Các nhóm khoa học chuyên gia ở Vương quốc Anh
Về các vấn đề an toàn năng lượng RF, Nhóm tư vấn về bức xạ không ion hóa của Vương quốc Anh năm 2003 có kết luận: “Nghiên cứu được xuất bản từ báo cáo của IEGMPT năm 2000 không đưa ra lý do nào đáng quan tâm. Hiện không có đủ bằng chứng thuyết phục về những tác động của phơi nhiễm trường điện từ dưới mức quy định tới sức khỏe”.
Năm 2004, NRPB báo cáo: Việc sử dụng ĐTDĐ đã rõ ràng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngay tại nước Anh, cũng không có những thông tin cho thấy các hệ thống ĐTDĐ hiện tại đe dọa sức khỏe. Cần phải nhấn mạnh quan điểm này.
Về các trạm gốc di động
Năm 2003, Nhóm tư vấn của Vương quốc Anh về bức xạ không ion hóa kết luận: Các mức phơi nhiễm từ việc sống gần các trạm gốc di động là khá thấp và tất cả các bằng chứng cho thấy là không có ảnh hưởng nào tới sức khỏe”.
Theo báo của của NRPB: Các đo kiểm đều cho thấy phơi nhiễm công chúng từ các trạm gốc tế bào macro chiếm phần nhỏ trong quy định phơi nhiễm… Những kết luận tương tự về các mức phơi nhiễm đã được NRPB đưa ra sau các điều tra khoảng 60 vị trí trạm gốc. Phơi nhiễm gần các picocell được tìm thấy là không nhiều hơn vài phần trăm theo quy định cho công chúng.
Về năng lượng RF và bệnh ung thư:
Nhóm tư vấn về bức xạ không ion hóa của Vương quốc Anh kết luận: Bằng chứng sinh học cho thấy các trường điện từ không gây ra đột biến hoặc hình thành u bướu, và toàn bộ những dữ liệu về dịch tễ học không cho thấy những liên quan giữa phơi nhiễm tới các trường điện từ, đặc biệt là từ việc sử dụng ĐTDĐ và bệnh ung thư.
Báo cáo của NRPB năm 2005 là một tổng quan của 26 báo cáo được các nước và các nhóm khoa học thực hiện, kết luận giống nhau . . . Nhìn chung, các báo cáo đều thừa nhận độ phơi nhiễm đối với trường điện từ gây ra một số tác động sinh học không đáng kể, những khả năng phơi nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe vẫn chưa chứng minh được… Hơn nữa, những báo cáo này nhấn mạnh mức phơi nhiễm ở cấp độ rất thấp của các trạm gốc thường không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới đất lý sinh, trong khi đó phơi nhiễm cục bộ mà điển hình là từ máy ĐTDĐ có thể chỉ làm ấm chiếc khăn giấy để gần đầu.
c) Các hội đồng khoa ở các nước nói về độ an toàn của trạm gốc di động
Canada
Một nhóm chuyên gia Canada được tổ chức Hoàng gia Canada tập hợp đã phát hành một báo cáo về an toàn ĐTDĐ năm 1999. Liên quan đến trạm gốc di động, nhóm chuyên gia này kết luận : Các điều tra được tiến hành gần các trạm gốc hoạt động ở Canada cho thấy công chúng bị phơi nhiễm trường điện từ RF với cường độ rất thấp trong môi trường. Những phơi nhiễm này thấp hơn hàng ngàn lần so với sự phơi nhiễm tối đa theo Tiêu chuẩn An toàn số 6 của Canada.
Hoa Kỳ
Theo Website http://fda.gov/cellphones/ trực tuyến tháng 5/2002, Cơ quan thực phẩm và chất kích thích và FCC thông báo chính thức : “Tín hiệu RF trường điện từ truyền tải từ các trạm gốc anten đi theo phương nằm ngang theo các đường khá hẹp . . . Do đó phơi nhiễm RF trên mặt đất thấp hơn nhiều phơi nhiễm rất gần với anten và ở đường tín hiệu radio được phát đi. Trên thực tế, phơi nhiễm ở bề mặt đất từ các anten trạm gốc thấp hơn hàng nghìn lần so với các mức phơi nhiễm được khuyến nghị an toàn bởi các tổ chức chuyên gia. Do đó phơi nhiễm tới gần hộ dân nằm trong hạn mức an toàn”.
Những đo kiểm được thực hiện gần các trạm gốc thông tin tế bào và PCS được lắp trên các tháp cao đã khẳng định rằng phơi nhiễm mặt đất thấp hơn hàng nghìn lần so với các mức phơi nhiễm do FCC quy định. Trên thực tế, để phơi nhiễm tới các mức hoặc gần các giới hạn của FCC cho các tần số di động và PCS mỗi cá nhân phải ở trong luồng tín hiệu radio được truyền tải đi (theo chiều cao của anten) và trong phạm vi vài feet từ anten…”.
Các mức năng lượng RF bức xạ từ các anten thông tin tế bào và PCS lắp trên mái nhà và các mái gần đó có thể lớn hơn so với các mái nhà trên mặt đất. Tuy nhiên, khả năng vươn tới của các mức phơi nhiễm và vượt qua các quy định an toàn chỉ nên gần hoặc trực tiếp ở phía trước các anten.
Hà Lan
Cơ quan Y tế của Hà Lan năm 2002 ra báo cáo kết luận : Trường điện từ của máy ĐTDĐ không gây nguy hiểm cho sức khỏe; sức khỏe của người sống và làm việc dưới các trạm gốc không bị ảnh hưởng là do phơi nhiễm trường điện từ do các anten phát xạ ra xung quanh là không đáng kể. Các mức trường thường thấp hơn đáng kể so với các giới hạn mức phơi nhiễm quy định.
Pháp
Về trạm gốc di động : Độ phơi nhiễm cá nhân gần các trạm gốc với ngoại lệ của các khu vực cấm là không đáng kể so với khi thực hiện cuộc gọi di động… Theo cách nhìn nhận các mức phơi nhiễm được quan sát, các chuyên gia không ủng hộ giả thuyết cho rằng bức xạ RF ảnh hưởng đến sức khỏe cho công chúng sống gần các trạm gốc.
Úc
Theo cơ quan an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ Úc : RFR từ các tháp di động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số RFR môi trường mà chủ yếu phát sinh từ các nguồn truyền thông khác. Phụ thuộc vào vị trí mà RFR của các tháp di động thường chỉ chiếm chưa đến 3% của toàn bộ RFR từ các nguồn khác gồm có radio AM và FM, vô tuyến, các hệ thống nhắn tin và các dịch vụ khẩn cấp. Hơn nữa, các mức phơi nhiễm của các nguồn tần số radio cộng lại được đo kiểm gần các tháp di động chưa đến 2µW/cm2 (0.002µW/cm2). Các mức RFR như vậy dưới 1% của các mức phơi nhiễm công cộng cho phép tối đa.
Về các tiêu chuẩn an toàn phơi nhiễm công chúng năng lượng RF: Các yêu tố an toàn đáng kể được kết hợp vào các mức phơi nhiễm, do đó các mức được thiết lập khá thấp dưới mức tác động bất lợi cho sức khỏe mà được biết là sẽ xảy ra. Những dữ liệu gần đây không thiết lập sự tồn tại của các ảnh hưởng sức khỏe về các mức phơi nhiễm dưới các hạn mức của ARPANSA.
Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển
“Các cơ quan Bắc Âu đều thống nhất là không có dấu hiệu ảnh hưởng nào bất lợi tới sức khỏe do các hệ thống viễn thông di động gây ra, kể cả trạm gốc lẫn máy cầm tay, đều dưới các giới hạn cơ bản và các giá trị tham khảo được ICNIRP khuyến nghị. Tuy nhiên, vẫn còn những nhận thức khác nhau nên giải thích tại sao vẫn còn nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Một số báo cáo đã được xuất bản cho biết các tác động sinh học có thể xảy ra tại các mức phơi nhiễm dưới các quy định của ICNIRP. Những nghiên cứu này cần được phát triển thêm và tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực nghiên cứu này cần được tiếp bước công phu. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, điều quan trọng cần lưu ý là các tác động sinh học không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phơi nhiễm công cộng từ các trạm gốc là rất thấp, thấp hơn 100 đến 10.000 lần so với các quy định của ICNIRP và thấp hơn nhiều so với phơi nhiễm của máy cầm tay.
Có một điều chưa rõ ràng là trẻ em và thanh niên nhạy có cảm với các trường điện từ của máy di động hơn so với người lớn vì vẫn có rất ít các nghiên cứu vấn đề này trực tiếp. Một báo cáo gần đây của Cơ quan Y tế Hà Lan kết luận là chưa có dấu hiệu khoa học cho rằng trẻ em nhạy cảm với bức xạ tần số vô tuyến hơn người lớn và không cần có quy định riêng nào cho trẻ em.